Page 6 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 6
1.2. Những hiện tượng lâm sàng thời kì sau đẻ
1.2.1. Sự co hồi tử cung
Đây là đặc tính quan trọng của tử cung giúp nó trở về hình thể, cấu trúc ban đầu
như trước khi có thai.
Chúng ta có thể theo dõi, nhận ra sự co hồi tử cung hàng ngày bằng cách đo
chiều cao tử cung, tính từ khớp mu tới đáy tử cung. Sau khi đẻ tử cung cao chừng 13 -
15 cm, ở dưới rốn 2 khoát ngón tay. Mỗi ngày chiều cao tử cung thu lại 1 cm và đến
ngày thứ 12-13 thì không nắn thấy tử cung trên khớp mu. Sản phụ cũng có thể cảm
nhận và đánh giá được sự co hồi này. Người Hộ sinh cần hướng dẫn để họ tự theo dõi
và đánh giá. Vì trong tử cung có nhiều máu cục và sản dịch nên thỉnh thoảng tử cung
có cơn co bóp mạnh để tống máu cục và sản dịch ra ngoài, những cơn co bóp mạnh
này làm thai phụ cảm thấy đau, nên gọi là cơn đau tử cung, thường xẩy ra trong những
ngày đầu sau đẻ, mức độ đau ít hay nhiều tuỳ theo cảm giác của từng người, nhưng
thường đẻ càng nhiều lần càng đau, vì tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những
lần đẻ trước để đẩy máu cục và sản dịch ra.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự co hồi tử cung. Thường ở những người đẻ
con so tử cung co hồi nhanh hơn ở người con rạ; Sinh thường tử cung co hồi nhanh
hơn sinh mổ; người cho con bú tử cung co hồi nhanh hơn người không cho con bú. Vì
vậy những trường hợp mẹ bị các bệnh toàn thân không được cho trẻ bú như lao, HIV
hoặc suy tim cần theo dõi sát sự co hồi tử cung thời kì hậu sản. Trường hợp bí đái, táo
bón, thân tử cung sẽ bị đẩy lên cao và sự co hồi tử cung sẽ bị chậm lại. Nếu thấy tử
cung co hồi chậm, to và đau, thai phụ có sốt thì phải nghĩ tới nhiễm khuẩn sau đẻ.
Người thiếu máu, suy nhược cơ thể cũng làm ảnh hưởng lớn đến sự co hồi tử cung và
hồi phục sau đẻ. Chuyển dạ kéo dài, nhiễm trùng tử cung …cũng là những yếu tố ảnh
hưởng rất nhiều đến co hồi tử cung sau sinh. Khi chăm sóc Hộ sinh cần chú ý tới
những điều này để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
1.2.2. Sản dịch
Là chất dịch từ trong đường sinh dục, nhất là từ trong tử cung, chảy ra ngoài
trong những ngày đầu của thời kỳ sau đẻ. Sản dịch được tiết ra cho đến khoảng 4-6
tuần sau sinh, sản dịch chứa máu, các tổ chức thoái triển của đường sinh dục và dịch
nhày. Nó thường tiến triển theo 3 giai đoạn:
Sản dịch đỏ sẫm: xuất hiện 3-4 ngày sau sinh, là dịch được tiết ra trước nhất, nó
có màu đỏ sẫm vì chứa đựng một lượng máu lớn.
Sản dịch hồng nhạt: xuất hiện trong khoảng 1-2 tuần đầu sau sinh, là sản dịch
mà nó có màu hồng nhạt (lờ lờ máu cá). Nó chứa dịch thấm của huyết thanh,
hồng cầu, bạch cầu và dịch nhầy của cổ tử cung. Giai đoạn này tiếp tục cho đến
khoảng ngày thứ 10 sau sinh.
Sản dịch thanh dịch: trong vòng 4-6 tuần sau sinh. Sản dịch có màu vàng nhạt.
Nó thường kéo dài khoảng từ tuần thứ 2 hay 3 cho đến tuần thứ 6 sau sinh. Nó
chứa một lượng hồng cầu ít hơn và chủ yếu là bạch cầu, tế bào biểu mô,
cholesterol, mỡ và dịch nhầy.
Sản dịch thông thường có mùi gần giống với kinh bình thường. Những trường
hợp sản dịch có mùi khó chịu thường là do nhiễm trùng hay bị nhiễm bẩn và cần thông
báo cho nhân viên y tế. Sau khi đi tiểu hoặc đi đại tiện, lau chùi từ phía trước ra sau, từ
5