Page 67 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 67

khuẩn).

                            - Hỏi về tiền sử phụ khoa: chú ý đến các bệnh phụ khoa đã từng được phát

                     hiện, đã hay chưa được điều trị. Có phải dùng thuốc men hay can thiệp gì để có

                     thai hay không.

                            - Hỏi về các biện pháp tránh thai đã dùng: biện pháp gì. Nếu phải thay thế

                     thì vì sao. Lần có thai này là chủđộng hay do thất bại của biện pháp tránh thai.

                            - Hỏi về lần thai nghén này: xác định rõ ngày đầu kỳ kinh cuối. Các triệu

                     chứng nghén. Ngày đầu thai máy, tình trạng thai đạp...Các dấu hiệu bất thường:

                     ra máu, đau bụng, mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt ù tai...

                            Những vấn đề cần hỏi trên đây thường đãđược in sẵn trong bệnh án sản khoa.

                     1.2.2. Khám toàn thân

                            Bao gồm các công việc phải làm sau đây:

                            - Đo chiều cao (lần khám đầu): từ 144 cm trở xuống là yếu tố nguy cơ.

                            - Cân nặng: cho mỗi lần khám. Có thể hướng dẫn thai phụ tự theo dõi cân

                     nặng ở nhà hàng tuần: cân nặng dưới 40 kg hoặc trên 70 kg là yếu tố nguy cơ.

                     Theo dõi cân hàng tháng nếu mỗi tháng tăng quá 2 kg hoặc trong một tuần tăng

                     quá 500 gam thì có nguy cơ bị phù nề, giữ nước.

                            - Đếm mạch: cho mỗi lần khám. Mạch thai phụ có thể tăng trung bình 10

                     đến 15 nhịp/phút.

                            - Đo huyết áp (HA): cho mỗi lần khám. Bình thường, HA không biến đổi

                     khi có thai. Nếu HA tâm thu (tối đa) tăng thêm 30 mmHg và HA tâm trương (tối

                     thiểu) tăng thêm 15 mmHg so với HA đo được lúc tuổi thai dưới 20 tuần thì phải

                     coi là bị tăng HA. Trường hợp không được biết số đo HA từ trước, nếu số đo HA

                     là 140/90 mmHg trở lên phải coi là bị tăng HA.

                            - Khám tim phổi (do y sĩ hoặc bác sĩ thực hiện). Trường hợp không có

                     thầy thuốc, hộ sinh vẫn nên nghe tim, nếu thấy có tiếng bất thường không giống
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72