Page 66 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 66
hiện các bệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh gan, bệnh thận, lao, tâm thần, nội tiết.
- Hỏi về tiền sử bệnh tật của gia đình: gia đình thai phụ và gia đình chồng,
đặc biệt quan tâm đến chồng, bố mẹ chồng.
- Hỏi về kinh nguyệt: có kinh lần đầu năm bao nhiêu tuổi, chu kỳ bao
nhiêu ngày, kéo dài bao nhiêu ngày, có đều hay không. Đặc biệt phải cố gắng
khai thác được ngày bắt đầu có kinh lần cuối. Chú ý: rất nhiều người không nhớ
ngay được ngày có kinh lần cuối nên phải gợi ý dần cho họ: ví dụ ngày chị thấy
kinh lần đó có vào dịp gần Tết, gần một sự kiện nào lớn trong xã hay trong gia
đình, vào cuối tháng hay đầu tháng...Nhiều người lại cho biết tháng họ không
còn kinh chứ không phải là tháng có kinh cuối cùng. Cũng rất nhiều chị em, nhất
là ở nông thôn chỉ nhớ theo ngày âm lịch.
- Hỏi về hôn nhân và gia đình: lấy chồng từ năm bao nhiêu tuổi. Hôn nhân
lần thứ mấy. Họ tên, tuổi, nghề nghiệp của chồng. Quan hệ vợ chồng có điều gì
chưa tốt (ví dụ: vấn đề chung thuỷ với nhau, vấn đề bạo lực gia đình). Ở nước ta
còn rất khó khăn và chưa có thói quen để hỏi về tuổi bắt đầu hoạt động tình dục,
có bạn tình hay không, nhiều hay ít và những vấn đề cụ thể khác về tình dục.
Tuy nhiên, nếu khai thác được những vấn đề này cũng rất có giá trị trong công
tác chăm sóc của người hộ sinh đối với thai phụ.
- Hỏi về tiền sử sản khoa: số lần có thai có thai, số lần đẻ (đủ tháng, thiếu
tháng), số lần sẩy, số con đẻ ra bị chết ngay hoặc chết những năm về sau. Có thể
ghi lại tiền sử thai nghén dưới dạng một con số gồm 4 chữ số PARA: sốđầu tiên
là số lần đẻđủ tháng - số thứ hai là số lần đẻ thiếu tháng (đẻ non)- số thứ ba là số
lần sẩy hay phá thai - số thứ tư là số con hiện còn sống.
Trong mỗi lần đẻ hay sẩy thì tuổi thai lúc sự việc diễn ra là bao nhiêu. Khi
đẻ dễ dàng hay khó khăn, có phải can thiệp không (nếu có cụ thể là gì), có tai
biến gì trong lần sinh trước (băng huyết, chuyển dạ kéo dài, sau đẻ bị nhiễm