Page 25 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 25
Hình 3: Phòng chống bạo lực giới đã được giáo dục từ rất sớm ở Việt Nam
Việt Nam là một thành viên của Ủy ban Kinh tế và xã hội của Châu Á và Thái
Bình Dương tán thành Tuyên ngôn Bắc Kinh và Cương lĩnh hành động, được thông qua
tại Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ tư.
Trong khi khu vực Đông Nam Á đã tạo dựng được một nền kinh tế mạnh và đang
trải qua thời kì phát triển kinh tế nhanh chóng, sự mất công bằng cũng đang tăng lên ở
nhiều nước trong khu vực và xuất hiện nhiều phụ nữ nghèo, tình trạng này còn tăng cao
hơn nữa trong cuộc khủng hoảng tài chính mới đây.
Trong khi phụ nữ đóng góp không nhỏ về kinh tế, họ cũng là những lực lượng lao
động tạm thời, ít kĩ năng và được trả công thấp trong khu vực, họ thường làm việc trong
tình trạng không có bất kì một hình thức bảo vệ xã hội nào và dễ bị tổn thương do bị phân
biệt đối xử.
Phụ nữ tiếp tục phải chịu trách nhiệm vì những công việc không được trả lương,
đặc biệ là những chăm sóc trong quá trình làm việc, điều này kéo theo tình trạng hạn chế
về thị trường lao động cho phụ nữ, về khả năng tiếp cận các lợi ích an ninh xã hội và giảm
thời gian cho đào tạo/giáo dục, giải trí, chăm sóc bản thân và các hoạt động chính trị.
Mặc dù một số nước đã đạt được sự ngang bằng về giới trong đào tạo cho phụ nữ
và trẻ em gái, nhưng ở nhiều vùng trong khu vực vấn đề này vẫn cần nhiều cải thiện.
Những tiến bộ trong giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái không được chuyển thành
những cơ hội kinh tế lớn cho nhiều phụ nữ trong khu vực, và phụ nữ về cơ bản vẫn bị cho
là được trả công ít hơn nam giới và thường thất nghiệp nhiều hơn.
Các yếu tố về truyền thống văn hóa như thích con trai nối dõi, phá thai lựa chọn
giới tính, giết trẻ nữ, ảnh hưởng của suy dinh dưỡng lên trẻ em gái, kết hơn sớm, mại dâm
trẻ em và buôn bán bóc lột tình dục trẻ em tiếp tục làm ảnh hưởng tới quyền của trẻ em
gái và hạn chế những tiềm năng của các em.
Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc làm tăng số lượng đại diện nữ trong các tổ
chức chính trị thông qua số ghế cho nữ đại biểu ở một số nước nhưng vẫn tiếp tục tồn tại
ít đại diện nữ trong chính trị, và chỉ một số nước trong khu vực đạt được mục tiêu 30%
mức đại diện là nữ được đề ra bởi Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hiệp quốc (ECOSOC).
Một số nơi trong khu vực có tỉ lệ tử vong mẹ rất cao và vẫn còn thiếu sự tiến bộ
trong khu vực về quyền và sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Hiện đang có sự cảnh báo về tình trạng nhiễm HIV ở những phụ nữ từ chồng/bạn
tình trong khu vực, và tình trạng sử dụng thuốc chống virus (ART) và điều trị phòng tránh
lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (PMTCT) cho cả phụ nữ và nam giới vẫn còn ở dưới mức
trung bình của thế giới.
Bất chấp những tiến bộ ở một số nước trong khu vực trong việc chống buôn người,
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, hiện tượng buôn người vẫn còn phổ biến ở khu vực này.
Không phải tất cả các nước trong khu vực đều tham gia Hội nghị bài trừ các hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
24