Page 17 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 17

nhằm đảm bảo sự phát triển nhanh về kinh tế không dẫn tới sự phá hủy môi trường, các
                  nguy cơ sức khỏe lớn hơn hoặc sự suy kiệt đa dạng sinh học và các nguồn nguyên liệu tư
                  nhiên.

                  3. Phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cộng đồng
                        Do giáo dục sức khỏe sinh sản là một hoạt động có tác động đến nhiều người nên
                  trong quá trình thực hiện cần chú ý đến những yếu tố sau:
                  3.1. Tranh thủ sự hỗ trợ của các vị “lãnh đạo quan điểm”
                        Trong mọi địa phương thường thấy có những người có ảnh hưởng trong cộng đồng,
                  là những người được nhiều người tin cậy, quý mến, thường đến hỏi ý kiến mà ta tạm gọi
                  là những người “lãnh đạo quan điểm” (LĐQĐ). Những người này có thể là người có chức

                  vụ trong địa phương, cũng có thể chỉ là một người bình thường nhưng được mọi người tin
                  cậy. Và cũng không nhất thiết LĐQĐ là người mọi người đều tin cậy mà trong một cộng
                  đồng có thể có nhiều LĐQĐ, có người được nhóm này tin cậy, có người được nhóm khác
                  tin cậy. Ví dụ: chị A là LĐQĐ của các phụ nữ, anh B là LĐQĐ của các thanh niên. Nếu ta
                  vận động được những người này tham gia sẽ có tác động đến từng nhóm người trong cộng
                  đồng và như thế là đã tác động đến toàn bộ cộng đồng.

                        Ta có thể tranh thủ sự hỗ trợ của các LĐQĐ trên nhiều mặt:
                        + Tìm hiểu về tình hình kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị, chuẩn mực, tập quán của
                         cộng đồng đối với vấn đề sức khỏe liên quan
                        + Thảo luận về các biện pháp giải quyết.
                  3.2. Tranh thủ sự tham gia của các tổ chức địa phương
                        Tổ chức địa phương là những tập hợp người có sẵn tại địa phương, có thể có cùng
                  nhu cầu và quan tâm. TCĐP bao gồm các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng
                  (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ...), các bang, hội, đoàn của người dân

                  trong địa phương... Các tổ chức này có thể đóng góp ý kiến, hỗ trợ về nguồn lực, tham gia
                  thực hiện chương trình và lượng giá kết quả của chương trình.
                  3.3. Thành lập Ủy ban Sức khỏe
                        Thành lập Ủy ban Sức khỏe với thành phần là đại diện của các nhóm, tổ chức khác
                  nhau trong cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phối hợp và vận động cộng

                  đồng tham gia trong chương trình GDSK, ví dụ như: Ban chỉ đạo Dân số tại các cấp xã.
                  Các bước cụ thể:
                         - Đầu tiên phải tìm hiểu xem cộng đồng có cần một Ủy ban Sức khỏe không, nếu
                  cần thì có thể thành lập dựa vào một ủy ban có sẵn hoặc thành lập mới (chú ý một ủy ban
                  có sẵn thường bận bịu)
                         - Chọn người từ nhiều thành phần để đại diện cho các nhóm khác nhau (có thể xin
                  ý kiến mỗi nhóm về đại diện của họ). Chọn những người được tin cậy và muốn làm việc
                  để cải thiện sức khỏe của cộng đồng. Số lượng khoảng 10 để đủ đại diện các nhóm khác

                  nhau và có điều kiện thảo luận.


                                                                                                              16
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22