Page 15 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 15
nhận thức về sức khỏe của chính mình, khơi dậy những năng lực nội tại trong việc tự xác
định các vấn đề sức khỏe cũng như phương cách giải quyết với sự hỗ trợ về kiến thức, kỹ
năng theo nhu cầu của chính cộng đồng.
Sơ đồ minh họa phương thức hoạt động của mô hình này là:
Khơi dậy nội lực Tự nhận thức Chia sẻ kiến thức Chuyển đổi thái độ Hỗ
trợ hành vi
1.4. Các hành vi sức khỏe
Xét về mặt sức khỏe, có thể phân biệt các loại hành vi:
- Hành vi có lợi cho sức khỏe: tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều
độ đủ chất, khám s định kỳ, khám thai định kỳ...
- Hành vi có hại cho sức khỏe: hút thuốc lá, dùng kim chích chung không khử
trùng...
- Hành vi không lợi không hại: nói “cơm cá” khi trẻ hắt hơi, quăng răng sữa lên
mái nhà...
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
1.5.1. Yếu tố bên trong
- Sinh học: các phản xạ, bản năng, các điều kiện thể chất. Ví dụ: bản năng đói ăn
khát uống, bản năng sinh dục, tình trạng khỏe, mệt, cơn nghiện...
- Tâm lý (tinh thần):
+ Sự suy xét, cân nhắc lợi hại: dựa vào kiến thức, kinh nghiệm bản thân.
+ Các yếu tố xã hội: chuẩn mực, vai trò, niềm tin, giá trị.
+ Cảm xúc, tình cảm
+ Ý chí, nghị lực.
Có thể tóm gọn hơn nữa 3 yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi đó là:
Cảm xúc, tình cảm
Nhận thức, lý trí
Động cơ, ý chí
Can thiệp để thay đổi hành vi chính là tác động vào 3 yếu tố này. Ba kỹ năng GDSK
tác động vào các yếu tố tương ứng đó là các kỹ năng “Giao tiếp”, “Truyền thông”, “Khơi
dậy”.
1.5.2. Yếu tố bên ngoài
- Các nguồn lực: tài lực, vật lực, nhân lực, thời gian
- Môi trường tự nhiên: các điều kiện tự nhiên
- Môi trường xã hội:
+ Thành văn: luật pháp, quy định, nội quy, điều lệ...
+ Bất thành văn: phong tục, tục lệ, tác động trong cộng đồng, quy tắc, tác động
trong gia đình, tác động trong nhóm bạn, nhóm xã hội...
14