Page 13 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 13

không phải đơn thuần là những người cùng sống trong một khu vực nhất định. “Cộng
                  đồng là con người chứ không phải đất đai”.
                  1.1.3. Giáo dục sức khỏe cộng đồng

                         Là những chương trình GDSK cho cộng đồng khi có những vấn đề sức khỏe mang
                  tính  cộng  đồng  ảnh  hưởng  đến  nhiều  người  hoặc  tất  cả  mọi  người  trong  cộng
                  đồng. Nguyên nhân của vấn đề sức khỏe, ngoài các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên
                  (như sống tập trung hoặc có nhiều nước đọng v.v...) còn là yếu tố chủ quan như nhận
                  thức, tập quán, cách sống. Do đó trong GDSK cho cộng đồng việc tìm hiểu về các yếu tố
                  tâm lý, văn hóa, xã hội của cộng đồng là hết sức quan trọng.
                         Hiện nay chưa có một khái niệm nào chung cho quá trình giáo dục sức khỏe sinh

                  sản cho cộng đồng. Hầu như tất cả các tài liệu về giáo dục tuyên truyền sức khỏe sinh sản
                  chung cho cộng đồng chưa đề cập đến khái niệm này.
                  1.2. Vai trò của người giáo dục sức khỏe
                        Từ khi lọt lòng và trong quá trình lớn lên con người đã chịu sự giáo dục từ nhiều
                  nguồn, nhiều người, nhiều phía. Có thể kể đầu tiên là gia đình bao gồm các thành viên cha
                  mẹ, anh chị em, cô dì chú bác... trong đó người mẹ đóng vai trò rất quan trọng vì chính

                  người mẹ là người gần gũi chăm sóc trẻ. Biết bao thói quen vệ sinh có được từ mẹ như đi
                  ngủ đúng giờ, rửa tay trước khi ăn, đánh răng, rửa mặt... Và nếu trẻ được may mắn bước
                  chân vào nhà trường thì thầy cô cũng là người dạy dỗ nhiều điều từ việc đọc, viết, các
                  môn khoa học và trong đó không thể không kể những bài học về vệ sinh, về chăm sóc sức
                  khỏe. Ở trường trẻ em còn tiếp xúc với bạn bè, qua đó chúng ta có thể học được những
                  thói quen tốt nhưng cũng có khi nhiễm những thói quen xấu có hại cho sức khỏe. Và rồi
                  cuối cùng là xã hội (bên ngoài gia đình và nhà trường) nơi ta sống phần lớn quãng đời và
                  do đó cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ nó. Nguồn thông tin từ xã hội rất đa dạng. Ta có thể

                  nghe, xem, đọc, tiếp thu thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền
                  hình, phát thanh, báo chí, sách, bướm, pa nô, áp phích cũng như từ những người khác
                  nhau như nhân viên y tế, các vị lãnh đạo cộng đồng, lãnh đạo tôn giáo, các ban ngành
                  đoàn thể, các nhân viên sức khỏe cộng đồng kể cả bạn bè, lối xóm. Như vậy không chỉ
                  những nhân viên y tế hoặc những người chuyên làm công tác GDSK mà tất cả mọi người

                  đã và đang thực hiện việc GDSK cũng như đã từng được GDSK.
                        Tất cả những điều này nói lên rằng dù muốn hay không thì những thông tin, tác
                  động về sức khỏe vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở khắp mọi nơi. Là người làm công tác
                  GDSK ta cần nhận thức vai trò của mình không phải là người duy nhất thực hiện việc
                  GDSK mà chính là người khơi dậy, điều chỉnh dòng chảy GDSK sẳn có trong cuộc sống.
                  Nói một cách hình ảnh đó là người GDSK làm công việc “gạn đục, khơi trong” dòng chảy
                  chứ không phải chảy thay.
                  1.3. Các mô hình giáo dục sức khỏe

                        Mô hình là hệ thống những triết lý về mục đích cũng như các giá trị làm nền tảng
                  cho các hoạt động cụ thể. Mô hình còn là tập hợp các phương cách và quy trình thực hiện
                                                                                                              12
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18