Page 14 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 14

một chương trình nào đó. Các mô hình GDSK trình bày sau đây vừa mang ý nghĩa là
                  những triết lý vừa là phương cách thực hiện.
                  1.3.1. Mô hình Dự phòng

                        Mô hình này phát xuất từ Mô hình Y học dựa trên nền tảng là cơ thể con người như
                  một bộ máy có thể bị tấn công hoặc ảnh hưởng bởi các mầm bệnh hoặc các tác nhân gây
                  rối loạn khác. Nhiệm vụ cơ bản của y học là giúp sửa chữa các hỏng hóc hoặc dự phòng
                  không để các hỏng hóc của cơ thể xảy ra. Sức khỏe được định nghĩa như là sự không có
                  những rối loạn về cấu trúc và/hoặc chức năng của cơ thể. Vì  y học điều trị có những
                  khiếm khuyết như tốn kém, thường chỉ giải quyết sau khi có bệnh hoặc tật, hoặc không có
                  hiệu quả trong một số bệnh lý, giáo dục sức khỏe được xem như là một biện pháp hỗ trợ

                  quan  trọng  để  giảm  chi  phí,  giảm  sự  đau  đớn,  khổ  sở  cũng  như  cứu  không  để  những
                  trường hợp tử vong xảy ra ngoài tầm tay của y học điều trị.
                        Ðây là mô hình được áp dụng nhiều đặc biệt trong thập niên 70 và vẫn còn áp dụng
                  cho đến nay. Người dân được hướng dẫn những kiến thức và cách thực hành cần thiết để
                  dự phòng không để mắc bệnh, hoặc không để bệnh nặng thêm hoặc không để xảy ra hoặc
                  giảm nhẹ các di chứng.

                        Sơ đồ minh họa phương thức hoạt động của mô hình này là:
                        Cung cấp kiến thức     Chuyển đổi thái độ     Hướng dẫn thực hành
                  1.3.2. Mô hình Căn cơ
                        Như ta biết sức khỏe kém không chỉ dừng lại ở những nguyên nhân thuộc về cá
                  nhân như thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng mà còn liên quan đến các yếu tố kinh tế, văn hóa,
                  xã hội, môi trường. Chỉ tác động vào kiến thức, kỹ năng không đủ để mang lại sức khỏe
                  cho một cộng đồng. Văn hóa mà cụ thể là những niềm tin, tập quán cũng như điều kiện
                  kinh tế, xã hội, môi trường có thể ngăn trở những hành vi tốt thành hình hoặc duy trì trong

                  cộng đồng. Do đó cần phải tác động vào dư luận xã hội, tạo sự quan tâm của cộng đồng
                  để thiết lập những điều kiện hỗ trợ cần thiết về các mặt văn hóa, kinh tế, xã hội, môi
                  trường.
                        Sơ đồ minh họa phương thức hoạt động của mô hình này là:
                        Tác động qua truyền thông đại chúng và truyền thông nhóm để nâng cao nhận thức
                  (về các yếu tố ảnh hưởng)     Chia sẻ kiến thức    Chuyển đổi thái độ     Hỗ trợ hành vi

                  1.3.3. Mô hình Nâng cao nội lực
                        Mô hình Căn cơ như đã nói trên mặc dù cũng khá hiệu quả nhưng điểm yếu mấu
                  chốt đó là nó vẫn dựa trên sự tác động từ bên ngoài. Sự tác động từ bên ngoài dù có hiệu
                  quả trong một chương trình cụ thể lại không hoặc ít có tác động kéo dài đặc biệt là việc
                  phát hiện và tác động vào các vấn đề sức khỏe khác trong cộng đồng. Giáo dục sức khỏe
                  không chỉ quan tâm giải quyết một vấn đề cụ thể cho dù là giải quyết tận gốc rễ mà còn
                  cần phải tác động để thúc đẩy sự tự lực, tự quyết của cộng đồng trong việc bảo vệ và nâng

                  cao sức khỏe của họ. Giáo dục sức khỏe do đó không chỉ tác động lôi cuốn sự quan tâm
                  của cộng đồng vào một vấn đề sức khỏe cụ thể mà quan trọng hơn đó là giúp cộng đồng
                                                                                                              13
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19