Page 81 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 81
niêm mạc. Từ máu chúng lại đến các cơ quan khác trong cơ thể để gây nhiều
các ở ap xe. Đây là một nhiễm khuẩn nặng, thường gặp ở trẻ em, người nằm
viện lâu ngày, người suy giảm miễn dịch… Do vậy tỷ lệ tử vong cao nếu
không điều trị kịp thời.
- Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp
Bệnh thường diễn biến cấp tính sau khi ăn phải thức ăn có độc tố ruột
của tụ cầu vàng sau 2 đến 8 giờ. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng buồn
nôn, nôn, đau bụng và đi ngoài.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện: Tụ cầu vàng là tác nhân hàng đầu gây nhiễm
khuẩn bệnh viện, thường gặp ở những người bệnh nằm viện lâu ngày, sau
phẫu thuật, có các thủ thuật xâm lấn, người cao tuổi, người có sức đề kháng
suy giảm…Các chủng tụ cầu vàng gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường kháng
lại nhiều kháng sinh thường dùng, nên điều trị gặp nhiều khó khăn.
- Các nhiễm khuẩn khác: Tụ cầu vàng xâm nhập qua đường hô hấp gây
viêm phổi.
Ngoài ra còn gây nhiễm khuẩn khác như viêm xoang, viêm tai, viêm
cơ, viêm xương, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu….
1.1.3. Chẩn đoán vi sinh vật
* Bệnh phẩm
Bệnh phẩm để chẩn đoán tụ cầu vàng khác nhau như: mủ, phân, chất
nôn, máu, đờm hoặc nước tiểu…
* Chẩn đoán trực tiếp
Nuôi cấy, phân lập tụ cầu vàng trên các môi trường thạch máu,
chapman, sau đó xác định bằng các tính chất sinh vật hóa học.
Sinh học phân tử ít làm do phương pháp nuôi cấy dễ thực hiện.
* Chẩn đoán gián tiếp
Tìm kháng thể trong huyết thanh của người bệnh, không có giá trị chẩn
đoán
81