Page 76 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 76
Ví dụ như:
+ Tiêm trong da với liều 0,1ml như vaccin BCG.
+ Đường uống với liều 1,5ml - 2ml như vaccin tả cho người lớn hoặc
hai giọt (như vaccin Sabin trẻ em cho trẻ em).
- Phối hợp vaccin
Phối hợp vaccin nhằm giảm bớt lần tiêm chủng, nhưng không ảnh
hưởng tời hiệu lực miễn dịch. Ví dụ có thể kết hợp vaccin với DPT.
- Phản ứng không mong muốn do vaccin
Vaccin phải an toàn với người được tiêm phòng. Nhưng dùng vaccin là
đưa một chất lạ vào cơ thể nên có thể xẩy ra phản ứng phụ:
+ Tại chỗ tiêm mẩn đỏ, hơi sưng nề. Thường các biểu hiện này mất đi
sau một vài ngày.
+ Toàn thân: sốt nhẹ, hơi đau đầu và các dấu hiệu này mất đi sau một
vài ngày.
Nếu có các biểu hiện nặng và kéo dài hơn như sốt cao, co giật...cần đến
ngay cơ quan y tế để kiểm tra.
- Bảo quản vaccin
Theo quy định của từng loại vaccin. Với các vacxin sống ở dạng đông
o
o
khô có thể để nhiệt độ 4- 8 C. Các vaccin sống dạng nước để ở –20 C. Vaccin
o
chết hoặc giải độc tố cần bảo quản 4- 8 C. Vaccin chỉ sử dụng trong thời hạn
cho phép.
4.2. Huyết thanh miễn dịch
4.2.1. Nguyên lý
Huyết thanh miễn dịch là kháng thể đặc hiệu chống lại một vi sinh vật
nào đó, được đưa vào cơ thể tạo ra bảo vệ tức thì (miễn dịch thụ động nhân
tạo).
Huyết thanh miễn dịch có thể được bào chế từ người hoặc động vật.
- Huyết thanh được sản xuất từ động vật
Động vật thường dùng để sản xuất huyết thanh là ngựa, nhưng cũng có
thể là dê. Đây là những động vật lớn cho nhiều huyết thanh và để sản xuất.
76