Page 80 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 80
* Sức đề kháng
Có sức đề kháng tốt với điều kiện ngoại cảnh, chịu được nhiệt độ cao
o
hơn so với các vi khuẩn không sinh nha bào khác, chết ở nhiệt độ 80 C x 60
o
phút ( trong khi đó các vi khuẩn không sinh nha bào chết ở 60 C x 30 phút)
Với các hóa chất diệt khuẩn cũng phải sử dụng với nồng độ cao hơn
mới có khả năng tiêu diệt tụ cầu vàng.
Tụ cầu vàng có khả năng sinh enzym β- lactamase đây là enzym phá
hủy kháng sinh nhóm β- lactam. Điều trị tụ cầu vàng dùng kháng sinh nhóm
β- lactam ức chế enzym β- lactamase như methicillin, oxacillin, cloxallin…
Trong trường hợp khi tụ cầu vàng kháng methicillin thì thuốc điều trị là
vancomycin. Tuy hiên hiện tụ cầu vàng đã kháng với vancomycin.
- Độc tố
+ Độc tố ruột
+ Độc tố diệt bạch cầu.
+ Độc tố gây sốc nhiễn độc
+ Ngoại độc tố
+ Yếu tố gây hoại tử da … và một số enzym có vai trò chẩn đoán
1.1.2. Khả năng gây bệnh
Tụ cầu vàng thường ký sinh ở trên da, niêm mạc đường hô hấp trên như
mũi họng. Ngoài ra có một số trường hợp chúng xâm nhập qua da lành. Tuy
nhiên chúng thường xâm nhập vào cơ thể sau tổn thương da và niêm mạc.
Gây một số bệnh sau:
- Nhiễm khuẩn da và niêm mạc: khi ký sinh trên da, tụ cầu vàng có thể
xâm nhập qua lỗ chân lông và các tuyến dưới da gây ra các tổn thương như
mụn nhọt, các ổ ap xe, viêm nang lông, đầu đinh, hậu bối, chí mé…Các tổn
thương này thường có mủ màu vàng do sắc tố của tụ cầu vàng tiết ra trong
quá trình chuyển hóa. Nhiễm khuẩn da và niêm mạc thường gặp ở trẻ em,
người suy giảm miễn dịch.
- Nhiễm khuẩn huyết: tụ cầu vàng là tác nhân thường gặp gây nhiễm
khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn huyết thường bắt nguồn từ các nhiễm khuẩn da và
80