Page 246 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 246
Người có bệnh huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tai biến
mạch máu não…
Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, thai chết lưu.
Ung thư vú, ung thư tử cung.
Người suy gan nặng.
2.8.3.6. Cách dùng, liều dùng
Chỉ tiêm bắp.
Vô kinh: tiêm bắp 1 liều duy nhất 50 - 100mg hoặc tiêm 5-10 mg/ngày
x 6 ngày. Thường bắt đầu trước thời điểm có kinh 6-8 ngày.
Chảy máu tử cung: tiêm bắp 1 liều duy nhất 50 - 100mg hoặc tiêm 5-10
mg/ngày x 6 ngày.
Giữ thai khi suy hoàng thể: 25- 100mg/ngày, mỗi tuần 2 lần.
2.8.4. Thuốc chống thụ thai
2.8.4.1. Thuốc chống thụ thai phối hợp
Thành phần
Là dạng thuốc mà trong thành phần gồm có Progesteron và Estrogen chủ
yếu là các chế phẩm tổng hợp:levonorgestrel (LGN) và ethinyl estradiol (EE).
Hiện nay có 3 loại viên tránh thai phối hợp:
Loại 1 pha: tỉ lệ Progesteron và Estrogen trong mỗi viên không thay đổi
trong cả vỉ thuốc.
Loại 2 pha: tỉ lệ Progesteron và Estrogen trong mỗi viên thay đổi 2 lần.
Loại 3 pha: tỉ lệ Progesteron và Estrogen trong mỗi viên thay đổi 3 lần.
Nói chung loại 2 và 3 pha có hàm lượng Progesteron tăng dần còn
Estrogen thì hầu như không thay đổi hoặc tăng nhẹ vào giữa chu kỳ. Mục đích
thay đổi tỉ lệ Progesteron và Estrogen trong các dạng viên 2 và 3 pha là giảm
lượng thuốc cần dùng, giảm tác dụng không mong muốn mà vẫn giữ được
hiệu quả tránh thai cao.
Dạng viên nén: đóng vỉ 21 viên và 28 viên (21 viên có dược chất còn 7
viên placebo hoặc có chứa sắt).
Cơ chế chống thụ thai
246