Page 153 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 153
trung thất, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, tinh hoàn và niệu quản gây
nên các triệu chứng phức tạp và nguy hiểm.
- Phòng bệnh:
+Truyền thông giáo dục sức khoẻ trên nhiều kênh thông tin đại chúng
nhằm bỏ tập quán ăn cua/tôm chưa nấu chín là biện pháp khả thi, vừa có hiệu
quả cao, vừa ít tốn kém trong phòng chống sán lá phổi.
+ Giải quyết mầm bệnh bằng điều trị đặc hiệu cho người bệnh (là cần
thiết để đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân) và súc vật mang bệnh (ổ bệnh tự
nhiên).
+ Quản lý, xử lý phân đờm.
7. Ký sinh trùng gây bệnh đường sinh dục – tiết niệu
7.1. Trichomonas vaginalis
- Hình thể: Có dạng hình cầu hoặc hình quả lê, kích thước
15 – 30 x 7 – 10 m. Có một nhân to và 4 roi xuất phát từ gốc roi hướng ra
phía trước và 1 roi hướng về phía sau.
- Chu kỳ phát triển:
+ Ở nữ giới Trichomonas vaginalis ký sinh chủ yếu ở âm đạo và trong
niệu đạo, đôi khi gặp ở trong các tuyến phụ và bàng quang.
+ Ở nam giới Trichomonas vaginalis ký sinh ở trong niệu đạo, nhưng
cũng có thể gặp ở các túi tinh và tiền liệt tuyến.
+ Trichomonas vaginalis sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo
chiều dài.Tại vị trí ký sinh Trichomonas vaginalis chuyển pH từ toan sang
kiềm do tiết ra men và phối hợp với các vi khuẩn có ở trong âm đạo, làm thay
đổi pH âm đạo, nên tạo điều kiện cho vi khuẩn trong âm đạo sinh sản và phát
triển. Chu kỳ phát triển của Trichomonas vaginalis phụ thuộc vào chu kỳ kinh
nguyệt, thường gặp vào ngày trước và sau thấy kinh.
+ Trichomonas vaginalis tăng sinh và dễ dàng gây bệnh trong điều kiện
thuận lợi, khi vi khuẩn Doderlein trong âm đạo giảm, là loại vi khuẩn được
nuôi dưỡng bằng glycogen của tế bào thượng bì âm đạo, làm giảm sản sinh ra
acid lactic gây giảm độ toan của âm đạo.
153