Page 151 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 151
+ Có thể ra gây hen, bệnh phổi phế quản dị ứng, bệnh phổi tăng mẫn
cảm... Trường hợp nhiễm nấm thể xâm nhập cấp tính có biểu hiện lâm sàng
giống viêm phổi cấp do vi khuẩn. Bệnh nhân có sốt, ho, đau ngực, viêm phế
quản phổi hoại tử hoặc xuất huyết. Nấm có thể vào máu, lan đến gan, tim, dạ
dày...
6.2. Sán lá phổi (Paragonimus)
- Hình thể:Sán lá phổi trưởng thành dẹt dài 7-13 mm, rộng 4-6 mm,
màu đỏ hoặc trắng hồng. Sán lưỡng tính, trên một con sán có cả bộ phận sinh
dục đực và cái.
- Chu kỳ phát triển:
+ Sán chủ yếu ký sinh ở trong phổi, chúng làm tổ trong phế quản nhỏ
của phổi người hay súc vật, trong mỗi ổ sán hầu hết có hai con và dịch mủ
màu đỏ, xung quanh là vỏ xơ có mạch máu tân tạo. Sán lá phổi có thể ký sinh
ở màng phổi, màng tim, phúc mạc, dưới da, gan, ruột, não, tinh hoàn... Tại
những cơ quan này, sán lá phổi tạo nên những ổ áp xe đặc hiệu.
+ Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm xuống họng ra ngoài môi trư-
ờng hoặc theo phân khi nuốt đờm, rơi vào môi trường nước.
+ Ở môi trường nước trứng phát triển và nở ra ấu trùng lông. Ấu trùng
lông chui vào ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự
do trong nước, thâm nhập vào tôm cua nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành
nang trùng ở trong thịt và phủ tạng của tôm cua.
+ Ở Việt Nam đã phát hiện loài cua đá Potamicus sp. mang ấu trùng
sán lá phổi (loài cua này sống ở các suối đá miền núi như: Lai Châu, Sơn
La...).
+ Người (hoặc động vật) ăn phải tôm, cua nước ngọt có ấu trùng nang
chưa được nấu chín như: cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống... Sau khi
ăn ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, chúng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ
bụng rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản phổi
để làm tổ ở đó. Sau khoảng 26 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành.
151