Page 149 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 149

5.3.8. Sán dây

                            - Hình thể: Sán dây hình thể dẹt, màu trắng đục hoặc hơi vàng, hình sợi

                     dây có nhiều đốt, sán trưởng thành dài từ 1-12 mét. Sán dây gồm 3 phần: Đầu

                     hình cầu như đầu đinh ghim, kích thước 1-2 mm,  có 4 giác bám. Cổ dài 5

                     mm là nơi sinh ra đốt non, ranh giới không rõ ràng với đầu. Từ cổ sán dây

                     phát triển dài ra thành thân gồm các đốt non phía cổ có chiều ngang lớn hơn

                     chiều dọc và đốt già có chiều dọc lớn hơn chiều ngang và chứa trứng.

                            - Chu kỳ phát triển:

                     Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người. Trâu, bò, lợn ăn phải

                     trứng hoặc đốt sán phát tán trong môi trường hoặc ăn phân người có đốt sán.

                     Trứng vào dạ dày và ruột (của trâu/bò, lợn), nở ra ấu trùng chui qua thành ống


                     tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó, ta gọi là bò gạo, lợn gạo.
                           Người ăn phải thịt bò gạo, lợn gạo (gan lợn có ấu trùng) chưa nấu chín sẽ


                     nhiễm bệnh. Ấu trùng sán vào ruột nở ra con sán dây trưởng thành. Lúc mới
                     nở sán dây chỉ có đầu và một đốt cổ nhỏ (chỉ nhỏ như đầu đinh ghim), sán dài


                     dần ra từ đầu ruột non đến cuối ruột già.
                           Người  ăn  phải  trứng  sán  dây  lợn  sẽ  bị  bệnh  ấu  trùng  sán  lợn

                     (Cysticercosis).



































                                Hình 6.8. Chu kỳ phát triển của sán dây và ấu trùng sán lợn


                                                                                                         149
   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154