Page 150 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 150
- Tác hại :
+ Sán dây trưởng thành chiếm thức ăn, gây kém hấp thu, rối loạn tiêu
hoá và nhiễm độc thần kinh. Các sản phẩm chuyển hoá của sán dây gây độc
cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, cơ quan tạo máu, hệ
thống thần kinh, tuyến nội/ngoại tiết. Tại chỗ, sán dây gây đau bụng, có thể
bán tắc ruột.
+ Ấu trùng sán lợn ký sinh ở cơ chỉ gây những u nhỏ dưới da, không gây
ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhưng ấu trùng sán lợn ký sinh ở não gây động
kinh, co giật, liệt, nói ngọng, nhức đầu…tùy thuộc vị trí ký sinh của ấu trùng,
làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người bệnh, đôi khi còn gây tử vong.
5.4. Phòng bệnh
- Phát hiện và điều trị triệt để người bệnh.
- Vệ sinh môi trường:
+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
+ Quản lý và xử lý phân, không phóng uế bừa bãi, không dùng phân
tươi bón cho cây trồng.
- Vệ sinh ăn uống, đảm bảo ăn chín uống sôi. Thực hiện vệ sinh cá nhân
như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…
- Tẩy giun định kỳ: 6 tháng hoặc 12 tháng một lần.
- Truyền thông-giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng về đường lây truyền,
tác hại và các biện pháp phòng chống các bệnh đường tiêu hóa do ký sinh
trùng gây ra.
6. Ký sinh trùng gây bệnh đường hô hấp
6.1. Nấm Aspergillus
- Hình thể: Là loại nấm sợi, có các bào tử đính hình hoa cúc, phần lớn
sống hoại sinh trong đất, phân bố khắp nơi trên thế giới.
- Tác hại:
+ Nấm Aspergillus chủ yếu gây bệnh ở phổi. Bệnh thường gặp trên
những bệnh nhân giảm bạch cầu hạt kéo dài, bệnh nhân sử dụng corticoid kéo
dài, người ghép tạng, sử dụng các thuốc độc cho tế bào...
150