Page 157 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 157

bệnh vảy rồng do Trychophyton concetricum,  bệnh Herpes tròn ở da, bệnh

                     Eczema marginatum (hay bệnh chàm bờ)…

                            - Microsporum: nấm này gây bệnh ở tóc giống bệnh Endoectothrix do

                     Trychophyton, loài thường gặp là Microsporum audouini.

                            - Epidermophyton: gây bệnh Eczema marginatum, loài thường gặp là

                     Epidermophyton flocosum.

                            - Stenomyces: gây bệnh nấm kẽ chân, kẽ chân có những nốt loét nhỏ,

                     đoi khi chảy nước, đặc biệt trong mùa nóng bệnh phát triển nhiều gây ngứa kẽ

                     chân rất khó chịu.

                     8.3. Phòng bệnh

                            - Tăng cường vệ sinh ngăn cản nấm xâm nhập vào cơ thể: Dựa vào sinh


                     thái, nấm cần điều kiện thích hợp về nhiệt độ, đợ ẩm và dinh dưỡng. Do vậy,
                     thực hiện vệ sinh tốt có khả năng ngăn cản một cách hiệu quả sự xâm nhập


                     của nấm vào cơ thể người. Nâng cao sức đề kháng cơ thể còn có tác dụng
                     ngăn cản nấm chuyển từ trạng thái cộng sinh sang trạng thái gây bệnh. Vệ


                     sinh môi trường sống cũng sẽ giảm thiểu mật độ bào tử nấm ở ngoại cảnh, từ
                     đó hạn chế nấm xâm nhập vào cơ thể.


                            - Khống chế các đường lây của nấm: Việc cách ly những bệnh nhân

                     nấm, đặc biệt việc xử lý chất thải của họ có tác dụng ngăn ngừa nấm lây lan

                     từ người bệnh sang người lành.

                            - Chủ động phòng bệnh bằng cách điều trị người mắc bệnh nấm: Phát

                     hiện những người mắc bệnh, điều trị kịp thời và triệt để là biện pháp chủ động

                     ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh nấm.

                     9. Ký sinh trùng gây bệnh đường máu (ký sinh trùng sốt rét)

                     9.1. Hình thể

                             Trong  quá  trình  phát  triển  ở  cơ  thể  người  cũng  như  cơ  thể  muỗi,

                     Plasmodium luôn có sự thay đổi về hình thể. Trên tiêu bản giọt đàn nhuộm

                     giêm sa có 3 loại hình thể:

                             + Thể tư dưỡng (Trophozoit).

                             + Thể phân liệt (Schizonte).



                                                                                                         157
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162