Page 99 - Chính trị
P. 99

hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên quyết đấu tranh chống
                   quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng,
                   bè phải, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm”...

                         Tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên; chú trọng
                   rèn luyện đạo đức cách mạng; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên
                   lấy ý kiến của nhân dân về tư cách, đạo đức của cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm
                   khắc những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật Nhà nước,
                   kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người suy thoái, tha hóa về phẩm chất chính
                   trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng
                   tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, “nói đi đôi
                   với làm”, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc.

                         * Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới: Gắn kết văn hóa
                   với chính trị và kinh tế

                         Trong thời kỳ mới, văn hóa phải thôi thúc con người tự nhận thức được
                   trách nhiệm của mình và thực thi trách nhiệm đó một cách tốt nhất trong mọi
                   lĩnh vực hoạt động. Cần phải làm cho văn hóa thấm vào mọi mặt của đời sống
                   xã hội và vào từng con người; vào kinh tế với tư cách là văn hóa kinh doanh, văn
                   hóa doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp; vào tổ chức, quản trị và điều hành
                   đất nước; vào lĩnh vực chính trị với tư cách là văn hóa chính trị,... Chính vì vậy,
                   bên cạnh ba trụ cột phát triển bền vững kinh tế - xã hội gồm phát triển bền vững
                   về kinh tế, xã hội và môi trường thì sự phát triển bền vững của bất cứ một quốc
                   gia nào trong thời hiện đại cũng còn cần phải có sự phát triển bền vững về văn
                   hóa.

                         * Tập trung xây dựng và phát triển con người Việt Nam, con người là
                   trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển.
                         Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và
                   lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát
                   huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các
                   đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam
                   giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức
                   khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính.
                   Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã
                   hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân
                   cách. Đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu phải là môi trường rèn luyện
                   phong cách làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, bồi
                   đắp tình bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người và nền
                   văn hoá Việt Nam.

                         Nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển văn hóa,
                   con người toàn diện và bền vững là xây dựng con người Việt Nam - chủ thể của
                   nền văn hóa Việt Nam. “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải
                   trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển”.





                                                               19
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104