Page 5 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 5
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO CỦA CƠ THỂ NGƯỜIVÀ
HẰNG TÍNH NỘI MÔI
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được cấu tạo cơ bản của tế bào người và chức năng của các thành
phần cấu tạo này.
2. Giải thích được các đặc điểm chức năng chung của tế bào sống,
3. Trình bày được khái niệm và vai trò của nội môi, hằng tính nội môi,
4. Giải thích được vai trò của các cơ quan đảm bảo hằng tính nội môi,
5. Giải thích được các cơ chế điều hòa chức năng trong cơ thể .
NỘI DUNG
Cơ thể người được cấu tạo từ những đơn vị cơ bản được gọi là tế bào. Tập
hợp các tế bào tạo nên các mô, cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể người:
- Các tế bào khác nhau có kích thước khác nhau, có thể thay đổi từ 5 -
200 µm (1/1.000mm) đến 100 μm (0,1 mm). Tinh trùng là tế bào có kích
thước nhỏ nhất, tế bào trứng là lớn nhất và dài nhất là tế bào thần kinh (nơ-
ron). Khi có thay đổi kích thước tế bào có thể dẫn đến hai hiện tượng: teo đét
(giảm kích thước, giảm hoạt động chức năng); hoặc phì đại (tăng kích thước,
tăng hoạt động chức năng).
- Số lượng tế bào rất lớn: khoảng 75 nghìn tỉ (75 × 10¹²) với khoảng 200
chủng loại tế bào khác nhau về cấu trúc và chức năng. Khi thay đổi số lượng
tế bào sẽ dẫn đến tăng sản hoặc giảm sản.
- Có nhiều loại tế bào với hình dạng khác nhau: có tế bào hình cầu (tế
bào trứng); hình nón, hình que (tế bào võng mạc); hình sao nhiều cạnh (tế bào
xương, tế bào thần kinh); hình thoi (tế bào cơ), hình trụ (tế bào lót xoang
mũi); dẹt hình vảy, hình khối hoặc hình trụ (tế bào biểu mô phủ).
1. Cấu tạo cơ bản của tế bào người
Tuy các tế bào của các mô, cơ quan trong cơ thể có sự khác nhau về hình
dạng và chức năng, nhưng chúng đều có cấu tạo bởi 3 phần cơ bản: màng tế
bào (màng sinh chất), bào tương (tế bào chất) và nhân.
1