Page 220 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 220
Niệu đạo nam vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh, dài
16cm, đi từ cổ bàng quang xuyên qua tuyến tiền liệt, cong ra trước và lên trên
ôm lấy bờ dưới khớp mu, sau đó quặt xuống dưới để vào dương vật thông ra
ngoài bằng lỗ sáo (lỗ tiểu tiện). Lúc thường niệu đạo nam chỉ có một khe
nhưng khi đi tiểu xuất hiện đoạn phình: hố thuyền (ở đầu dương vật). Trong
thủ thuật thông tiểu bằng ống kim loại phải đẩy ống thông lượn theo đoạn
cong ở trên bờ trong mu để tránh rách niệu đạo.
Niệu đạo nam chia làm 2 đoạn:
- Đoạn cố định: Ở sau gồm có
+ Đoạn tiền liệt: Dài 2,5 - 3cm, xuyên qua tuyến tiền liệt có núi ở giữa
mặt sau niệu đạo. Giữa ụ núi có tuyến tiền liệt, hai bên có hai lỗ phóng tinh, ở
đoạn này còn có cơ thắt trơn niệu đạo ở gần cổ bàng quang.
+ Đoạn màng (niệu đạo màng): Dài 1,2cm; xuyên qua cân đáy chậu giữa,
có cơ thắt vân niệu đạo và có nhiều nếp dọc, khi vỡ xương chậu cân này có
thể bị căng xé, do đó có thể làm dập hoặc vỡ niệu đạo màng.
- Đoạn di động (niệu đạo xốp): Dài 12cm, nằm trong vật xốp của dương
vật và thông ra ngoài bằng lỗ sáo. Khi dập hoặc đứt có thể làm vật xốp thành
sẹo, gây hẹp niệu đạo.
Dựa vào phân đoạn trên ta thấy niệu đạo có 4 chỗ hẹp: Lỗ sáo, đoạn xốp,
đoạn màng, cổ bàng quang.
4.1.2. Niệu đạo nữ
Niệu đạo nữ là đường dẫn nước tiểu, dài 3 - 4cm đi từ cổ bàng quang
chếch xuống dưới và ra trước tới âm hộ thông ra ngoài bằng lỗ tiểu tiện. Niệu
đạo nữ thẳng, to, ngắn nên người phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn lên bàng quang
khi giữ vệ sinh kém.
Niệu đạo nữ chia làm 2 đoạn cố định:
- Niệu đạo chậu hông: gồm có cơ thắt trơn ở gần cổ bàng quang. Niệu
đạo chậu hông liên quan với âm đạoở phía sau nên trong các thủ thuật sản
khoa phải hết sức cẩn thận tránh gây rò niệu đạo - âm đạo.
216