Page 223 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 223
1.2. Âm đạo
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu
Âm đạo là ống cơ - mạc rất đàn hồi dẹt trước sau, đi từ sau ra trước, từ
cổ tử cung đến trước tiền đình âm hộ và dài khoảng 8cm. Âm đạo gồm có 2
thành, 2 bờ, 2 đầu.
Liên quan:
- Thành trước ở trên liên quan với bàng quang, niệu quản, ngăn cách với
bàng quang bởi mô liên kết, ở dưới liên quan với niệu đạo.
- Thành sau ở trên liên quan với túi cùng Douglas, ở dưới liên quan với
trực tràng bởi vách trực tràng - âm đạo.
- Đầu trên bám vào xung quanh cổ tử cung.
- Đầu dưới thông với tiền đình (âm hộ) có màng trinh đậy.
Niêm mạc âm đạo là thượng mô lát tầng không sừng hoá liên tiếp với
niêm mạc tử cung. Bề mặt âm đạo có nhiều nếp gờ ngang. Các tế bào niêm
mạc dự trữ một lượng lớn glycogen và sản phẩm thoái hoá của chất này sinh
ra các axít hữu cơ. Môi trường axít ức chế sự phát triển của vi khuẩn nhưng
có hại cho tinh trùng.
1.2.2. Chức năng
Âm đạo là cơ quan giao hợp, đường để máu kinh nguyệt ra và để thai nhi
từ tử cung ra ngoài.
1.3. Tử cung (dạ con)
1.3.1. Đặc điểm giải phẫu
- Vị trí, hình thể ngoài và liên quan:
Tử cung nằm chính giữa chậu hông bé (tiểu khung), sau bàng quang,
trước trực tràng, trên âm đạo và dưới các quai ruột non.
Tử cung hình quả lê, mặt lồi hình vòm trước trên là đáy tử cung. Tính từ đáy
xuống tử cung được chia làm 3 phần: Thân tử cung, eo tử cung và cổ tử cung.
+ Thân tử cung: Hình thang lộn ngược, hẹp dần từ trên xuống dưới cho
tới eo tử cung. Tử cung cao 4cm; rộng 4,5cm và 2 góc bên của thân là sừng tử
219