Page 288 - Hóa phân tích
P. 288

các bậc khác nhau hay có thể đưa vào các thông số để tính toán ra kết quả từ mật độ

                  quang thu được.

                  2. Phương pháp sắc ký

                  2.1 Lý thuyết chung về sắc ký

                         Sắc ký là một kỹ thuật được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học. Nhà thực

                  vật người Nga Mikhail Tswett đã phát minh ra sắc ký vào năm 1906 khi dùng sắc

                  ký  cột  với  chất  nhồi  calci  carbonat  để  tách  các  sắc  tố  thực  vật  clorophyl  và

                  xanthophyl. Chính nhà phát minh đã đặt tên cho kỹ thuật này là chromatography.

                  Tên này được ghép bởi hai từ Hy Lạp “chroma” có nghĩa là “màu” và graphein

                  nghĩa là “viết”. Trong mấy thập kỷ tiếp theo việc nghiên cứu về lý thuyết và ứng

                  dụng của sắc ký đã phát triển rất mạnh mẽ.

                         Năm 1952 A.J.P.Martin và R.L.M.Synge đã được tặng giải thưởng Nobel do

                  những phát minh của họ trong lĩnh vực sắc ký, đặc biệt là sắc ký khí. Tiếp theo

                  nhiều công trình nhằm hoàn thiện về kỹ thuật, về các loại cột dùng cho sắc ký.

                  Giữa những năm 1937-1972 đã có 12 giải thưởng Nobel cho những công trình khoa

                  học trong đó sắc ký là nội dung chủ yếu. Hiện nay các kỹ thuật sắc ký luôn có vai

                  trò quan trọng trong nghiên cứu lý thuyết cũng như ứng dụng của khoa học và công

                  nghệ.


                         Tất cả các loại hình sắc ký đều có nguyên lý tách giống nhau: mẫu phân tích
                  được hòa tan trong một pha động. Pha này có thể là một chất khí, chất lỏng hoặc


                  chất lỏng siêu tới hạn (supercritical fluid) được cho qua pha tĩnh một cách liên tục
                  và không hòa lẫn với nó. Pha tĩnh được cố định trong cột hay trên bề mặt chất rắn.


                  Các chất tan là thành phần của mẫu sẽ di chuyển qua cột theo pha động với tốc độ
                  khác nhau tùy thuộc vào tương tác giữa pha tĩnh – pha động và chất tan. Nhờ tốc


                  độ di chuyển khác nhau các thành phần của mẫu sẽ tách riêng biệt thành dải, làm cơ

                  sở cho phân tích định tính và định lượng.

                  2.1.1 Phân loại sắc ký



                                                                                                            278
   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293