Page 235 - Hóa phân tích
P. 235

Chính kết tủa sau điểm tương đương mang điện tích dương hấp phụ anion

                  của chỉ thị làm nó chuyển sang màu hồng. Sự chuyển màu này giúp ta phát hiện

                  điểm kết thúc của chuẩn độ.

                                                     -
                                               -
                         Trong chuẩn độ Br  và I  bằng dung dịch AgNO 3, chất màu eosin được dùng
                  làm chỉ thị. Eosin là một acid hữu cơ yếu, phân ly trong dung dịch tạo thành anion

                            -
                  eosinat E :
                                                                       -
                                                               +
                                                    HE ↔  H    +  E  (màu hồng)
                                                                   -
                         Tương tự trường hợp định lượng Cl , sau điểm tương đương hạt tủa AgBr
                                                 +
                  hoặc AgI sẽ hấp thụ ion Ag  mang điện tích dương. Hạt này hấp phụ ion E  chuyển
                                                                                                       -
                  màu của E  từ hồng sang đỏ tím.
                              -
                         Để có thể sử dụng chỉ thị hấp phụ đòi hỏi kết tủa cũng như chỉ thị phải có

                  những đặc tính sau:

                         + Kết tủa phải có kích thước hạt keo từ 1 – 100  m hấp phụ tối đa chỉ thị.


                         + Kết tủa phải hấp phụ mạnh các ion của nó để mang điện tích

                         + Mức độ hấp phụ chất chỉ thị lên bề mặt kết tủa ở gần điểm tương đương

                  quyết định sai số chỉ thị và khả năng ứng dụng của nó. Nếu chỉ thị bị hấp phụ mạnh

                  lên bề mặt kết tủa làm cho sự đổi màu xảy ra quá sớm trước khi đến điểm tương

                  đương. Ngược lại, nếu chỉ thị bị hấp phụ qúa yếu điểm kết thúc chuẩn độ sẽ được

                  phát hiện quá muộn. Chính vì vậy một chỉ thị chỉ được sử dụng trong một số trường

                                                                                    -
                                                                                           -
                  hợp nhất định. Ví dụ eosin chỉ dùng trong chuẩn độ Br    và I , không dùng cho
                                -
                  chuẩn độ Cl .
                         + pH của dung dịch ảnh hưởng đến chuẩn độ bởi các chỉ thị hấp phụ là các

                  acid yếu. Dạng hoạt động của chỉ thị là ion liên hợp của chất màu. Nên pH chuẩn

                  độ có liên quan đến hằng số phân ly của chỉ thị, fluorescein có hằng số khoảng 10
                                                                                                               -7
                                                                       -
                  vì vậy trong dung dịch acid, nồng độ anion Fl  quá nhỏ, không xảy ra sự đổi màu,
                  pH tốt nhất cho trường hợp này là 7-10.

                         Với eosin, ngược lại do chỉ thị là một acid mạnh hơn nhiều nên chuẩn độ có

                  thể thực hiện ở pH = 2. Một số chỉ thị hấp phụ thông dụng được nêu ở bảng 9.1:
                                                                                                            225
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240