Page 184 - Hóa phân tích
P. 184
- Các base mạnh: NaOH, KOH.
- Base yếu: NH 4OH, CH 3NH 2.
- Các dung dịch muối tạo thành từ base mạnh và acid yếu: Na 2CO 3,
Na 2B 4O 7.
1.2.Điểm tương đương
Quá trình định lượng bằng phương pháp acid - base là quá trình biến đổi
+
-
nồng độ H và OH :
+
-
H + OH H 2O
Do đó pH của dung dịch thay đổi liên tục và điểm tương đương sẽ ứng với
một giá trị pH xác định, gọi là pH điểm tương đương. Trị số pH này phụ thuộc
vào bản chất của acid, base và nồng độ của chúng.
Khi nhỏ dung dịch chuẩn độ là acid hay base xuống một thể tích chính xác
dung dịch base hay acid cần định lượng, thì ở gần điểm tương đương pH của
dung dịch thay đổi đột ngột tạo thành bước nhảy pH của phép chuẩn độ. pH
điểm tương đương nằm chính giữa bước nhảy đó.
2.Chỉ thị trong chuẩn độ acid – base
2.1.Khái niệm về chất chỉ thị pH
Để xác định điểm tương đương cho phép định lượng bằng phương pháp
acid - base, thường dùng chỉ thị màu pH như phenolphtalein, đỏ methyl, da cam
methyl, … đó là những chất có khả năng đổi màu khi pH thay đổi.
2.2.Yêu cầu của chỉ thị
- Sự đổi màu của chỉ thị phải thuận nghịch với sự thay đổi pH trong quá
trình chuẩn độ.
- Bản thân chỉ thị phải là một acid hoặc base yếu, màu của hai dạng acid,
base liên hợp phải khác nhau
Khoảng đổi màu của chất chỉ thị: là khoảng pH tại đó chất chỉ thị đổi
màu.Thông thường khoảng pH chuyển màu sẽ là pKa-1< pH < pKa +1
Chỉ số chuẩn độ pT chất chỉ thị là giá trị pH trong khoảng chuyển màu tại đó
màu thay đổi rõ nhất. Thông thường phép chuẩn độ kết thúc vào thời điểm này.
174