Page 157 - Hóa phân tích
P. 157
Ví dụ: Chỉ thị phenolphtalein (dạng acid không màu, dạng base có màu đỏ,
khoảng đổi màu là pH = 8-10), chỉ thị methyl đỏ (dạng acid màu đỏ, dạng base
có màu vàng, khoảng đổi màu là pH = 4,2-6,2).
- Chỉ thị đục (tạo tủa).
Ví dụ: Chỉ thị kali cromat (tạo tủa đỏ nâu với Ag tại thời điểm tương
+
-
+
đượng khi định lượng Cl bằng Ag ).
+
2 -
2Ag + CrO 4 → Ag 2CrO 4 (đỏ nâu)
- Chỉ thị nội (đưa vào hỗn hợp phản ứng).
Ví dụ: Chỉ thị phenolphtalein, chỉ thị kali cromat cho vào bình phản ứng
trong quá trình định lượng.
- Chỉ thị ngoại (để ngoài, lấy dung dịch phản ứng cho tác dụng).
Ví dụ: giấy tẩm tinh bột để thử iod.
- Chỉ thị đơn (chỉ có một chất).
Ví dụ: Chỉ thị phenolphtalein, chỉ thị kali cromat.
- Chỉ thị vạn năng (hỗn hợp một số chỉ thị).
Ví dụ: Phenolphtalein 1 phần, methyl đỏ 2 phần, methyl vàng 3 phần,
bromotymol xanh 4 phần, tymol xanh 5 phần (cho màu: pH = 2 màu đỏ, pH =4
màu da cam, pH = 6 màu vàng, pH = 8 màu lục, pH = 10 màu xanh lam).
Tuỳ theo chất phân tích, dung dịch chuẩn độ, phương pháp chuẩn độ mà ta
chọn chỉ thị cho phù hợp.
Ví dụ: Định lượng acid oxalic bằng dung dịch natri hydroxyd có thể chọn
chỉ thị phenolphtalein vì:
Ta nhỏ trực tiếp dung dịch natri hydroxyd xuống một thể tích chính xác
dung dịch acid oxalic:
H 2C 2O 4 + 2NaOH → Na 2C 2O 4 + 2H 2O
Trước điểm tương đương trong dung dịch còn acid, nên phenolphtalein
không màu. Sau điểm tương đương dung dịch dư kiềm, phenolphtalein có màu
hồng. Do đó ở thời điểm tương đương dung dịch từ không màu chuyển sang
màu hồng (tại thời điểm này ta kết thúc sự chuẩn độ). Có trường hợp không cần
dùng chỉ thị, bản thân dung dịch chuẩn độ là chỉ thị.
147