Page 156 - Hóa phân tích
P. 156
- Phải chọn được chỉ thị xác định chính chính xác điểm tương đương.
3. Điểm tương đương và điểm kết thúc chuẩn độ
3.1. Điểm tương đương
Điểm tương đương là thời điểm mà lượng thuốc thử A cho vào đã phản ứng
vừa đủ với lượng chất cần xác định X.
Nói cách khác điểm tương đương là thời điểm mà số đương lượng gam
thuốc thử (E A) đã phản ứng bằng số đương lượng gam của chất cần xác định
(E X).
Điểm tương đương còn gọi là điểm kết thúc của sự chuẩn độ lý thuyết hay
điểm kết thúc của sự định phân lý thuyết.
Ví dụ: Khi chuẩn độ dung dịch acid hydrocloric bằng dung dịch chuẩn độ
natri hydroxyd:
HCl + NaOH → NaCl + H 2O
Khi số đương lượng gam acid hydrocloric bằng số đương lượng gam natri
hydroxyd (phản ứng vừa đủ) thì trong dung dịch sau phản ứng chỉ có NaCl và
H 2O, pH của dung dịch là 7, điểm tương đương ứng với pH = 7.
3.2. Cách xác định điểm tương đương
Có nhiều cách xác định điểm tương đương
- Dựa vào sự thay đổi màu sắc của chỉ thị: Chỉ thị có thể là một trong những
chất tham gia phản ứng hoặc chất phụ được thêm vào để tạo ra các hiện tượng
có thể quan sát được ở lân cận điểm tương đương như sự thay đổi màu sắc của
dung dịch, sự xuất hiện hoặc biến mất tủa…Đây là cách đơn giản nhất để xác
định điểm tương đương.
- Dựa vào sự thay đổi đột biến các thông số lý –hóa xảy ra ở điểm tương
đương: Điện thế, cường độ dòng điện, độ dẫn điện, phát huỳnh quang…phát
hiện nhờ các thiết bị tương ứng máy đo điện thế, ampe kế, đo độ dẫn điện…
Các loại chỉ thị thường dùng:
- Chỉ thị màu (gây đổi màu dung dịch tại điểm tương đương).
146