Page 15 - Hóa phân tích
P. 15

Nếu bên gửi mẫu đã chỉ định phương pháp (ví dụ: phương pháp của Dược điển

                  Việt Nam hay tiêu chuẩn cơ sở) thì nhiệm vụ của bên phân tích trở nên đơn giản.

                         Nhưng nếu bên gửi mẫu chỉ yêu cầu về độ đúng, độ chính xác của kết quả thì

                  cần lựa chọn phương pháp phù hợp. Mẫu yêu cầu càng cao thì càng cần nhiều thời
                  gian và chi phí. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp cần thõa mãn yêu cầu của bên gửi

                  mẫu cả về kỹ thuật và chi phí.

                        - Dựa trên đặc điểm khác nhau của phương pháp vì tính chọn lọc và giới hạn

                  định lượng để lựa chọn. Ví dụ: vùng nồng độ thường dùng trong một số phương pháp

                  phân tích dụng cụ:
                                Quang phổ UV-VIS:                   ≥ 0,5 µg/ml

                                Sắc ký lỏng :                       5÷1000 ng/ml

                                Sắc ký khí :                        0,1÷100 ng/ml

                                Phóng xạ :                          ≥ 0,05 µg/ml

                        - Dựa trên đặc điểm của mẫu thử : mẫu thử có thể là nguyên liệu, hợp chất, dạng
                  bào chế, dịch sinh học... Vì vậy tùy theo thành phần của mẫu thử mà có cách xử lý

                  thích hợp.

                        - Dựa trên đặc điểm của chất phân tích: những tính chất hóa lý của chất phân tích

                  (điểm chảy, năng suất quay cực, hấp thụ bức xạ UV-VIS, IR, tính chất hòa tan, tính

                  acid – base…) người phân tích lựa chọn kỹ thuật tách chiết và định lượng thích hợp.
                        Ngoài ra phải dựa vào năng lực của phòng thí nghiệm như : trình độ, tay nghề

                  người thực hiện phân tích, trang thiết bị kỹ thuật, hóa chất, thuốc thử… mà quyết định

                  có hay không thực hiện phân tích mẫu.

                  3.3.  Bước 3: Lấy mẫu và bảo quản mẫu

                         Việc  lấy  mẫu  phải  đáp  ứng  được  mục  tiêu  của  phân  tích.  Đây  là  một  trong
                  những giai đoạn quan trọng của phân tích nhưng hay bị xem nhẹ, vì vậy hay xảy ra sai

                  số nhiều, ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả phân tích.

                         -  Xây dựng chương trình lấy mẫu cần lưu ý đến:

                             + Mục tiêu của phân tích mẫu

                             + Tính chất của quần thể mẫu: trạng thái vật lý (lỏng, rắn, khí) ở dạng đồng
                             thể hay dị thể

                             + Số mẫu cần lấy và tần suất lấy mẫu

                         -  Xác định cách lấy mẫu: có thể phân thành 4 cách lấy mẫu chính

                                                                                                            6
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20