Page 16 - Hóa phân tích
P. 16

+ Mẫu đại diện: là cách lấy mẫu đại diện cho quần thể

                             + Mẫu chọn lọc: lấy mẫu cho một mục tiêu xác định cụ thể. Ví dụ: lấy mẫu

                             ở lô sản phẩm nghi ngờ không đạt chất lượng.

                             + Mẫu ngẫu nhiên: lấy ngẫu nhiên để đánh giá thống kê số liệu. Có thể lấy
                             mẫu ngẫu nhiên đơn, ngẫu nhiên nhiều tầng hay ngẫu nhiên hệ thống.

                             + Mẫu tổ hợp: là mẫu bao gồm nhiều lần lấy ở cùng một thời điểm từ quần

                             thể sao cho đại diện được tính chất của quần thể đó.

                         -  Bảo quản mẫu: mẫu phân tích cần được bảo quản trong điều kiện thích hợp

                             (bao bì, nhiệt độ, độ ẩm…) nhằm mục tiêu bảo đảm độ ổn định của mẫu.
                  3.4.  Bước 4: Xử lý mẫu bằng các quá trình vật lý và hóa học trước khi tiến hành

                             phân tích như :

                         -  Sấy khô, nghiền nhỏ, nung chảy hoặc hòa tan trong dung môi thích hợp

                         -  Loại tạp chất trở ngại, tách lấy chất cần phân tích

                         -  Làm phản ứng hóa học để biến chất phân tích thành dẫn chất có thể phát
                             hiện được, đo lường được.

                  3.5.  Bước 5:Thực hiện các phép đo

                         -  Chọn dụng cụ đo, điều kiện thực nghiệm

                         -  Hiệu chuẩn thiết bị

                         -  Tiến hành đo đạc số liệu với chất chuẩn và mẫu thử
                             Công việc phân tích có thể lặp lại nhiều lần để có đủ thông tin đảm bảo độ

                             tin cậy của kết quả.

                  3.6.  Bước 6: Xử lý số liệu và trình bày kết quả phân tích

                         -  Xử lý số liệu bao gồm:

                             + Xem xét dữ liệu thực nghiệm, loại bỏ những số liệu nghi ngờ có sai số
                             thô.

                             + Thực hiện tính toán kết quả theo các biểu thức đã xác định hoặc nội suy

                             kết quả dựa vào đường chuẩn

                             + Xử lý thống kê số liệu: xác định độ đúng, độ chính xác, trị số trung bình,

                             phương sai và khoảng tin cậy của kết quả.
                         -  Trình bày kết quả phân tích: dưới dạng con số, bảng số liệu hay đồ thị, bảng

                             biểu.

                         -  Đánh giá kết quả và bàn luận

                                                                                                            7
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21