Page 100 - Hóa phân tích
P. 100
Ví dụ 1. Khi đọc thể tích dung dịch đựng trong buret 25ml, chúng ta có thể thấy
vạch chất lỏng ở vị trí lớn hơn 20,3ml và nhỏ hơn 20,4ml. Nếu có thể ước đoán vị
trí vạch chất lỏng ở cấp độ chia khoảng ± 0,02ml thì có thể báo cáo thể tích là
20,34ml ( 4 số có nghĩa). Trong ví dụ này 3 con số đầu tiên là số chắc chắn đúng và
số cuối cùng là số không chắc chắn đúng. Như vậy có thể viết 20,34ml hoặc
0,02034 lít (4 số có nghĩa)
4.1.2. Chữ số có nghĩa
Chữ số có nghĩa là tất cả các số tự nhiên 1,2,3,4…. 9
Số “0” có thể là số có nghĩa hoặc không phải là số có nghĩa tùy thuộc vào vị trí của
nó trong dãy số.
+ Nếu số “0” nằm giữa các số có nghĩa hoặc nằm cuối các chữ số khác là số có
nghĩa.
+ Nếu số “0” nằm trước các chữ số có nghĩa thì không phải là số có nghĩa.
Ví dụ 2.
Số 25,25 có 4 chữ số có nghĩa 0,15 có 2 chữ số có nghĩa
15,00 có 4 chữ số có nghĩa 1,06 có 3 chữ số có nghĩa
0,0241 có 3 chữ số có nghĩa 120,00 có5 chữ số có nghĩa
Ví dụ 3. Khi lấy V=5,00ml có nghĩa là khi tính nồng độ phải lấy 3 chữ số có nghĩa.
-4
-2
-3
Như vậy có thể ghi giá trị nồng độ là 0,0125; 2.15.10 hoặc 21,5.10 hoặc 215.10
M
Ví dụ 4. Nếu thể tích của bình ghi là 5,0 lít thì chuyển sang đơn vị ml không thể ghi
3
là 5000ml ( vì ở đây chi ghi 2 số có nghĩa) mà phải ghi là 5,0.10 ml
4.2. Cách lấy giá trị gần đúng
4.2.1. Đại lượng đo trực tiếp
Giá trị đo được phải đọc hoặc đo, đếm được. Số liệu thí nghiệm được ghi theo
nguyên tắc số cuối cùng là số gần đúng và số trước số cuối cùng là số chính xác.
4.2.2. Đại lượng đo gián tiếp
90