Page 38 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 38
* Tương đối
- Vừa lao động nặng về.
- Đi mưa hoặc đi nắng về.
- No quá hoặc đói quá.
- Người đang tức giận quá.
- Phụ nữ đang thời kỳ hành kinh, phụ nữ có thai.
- Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da
Chú ý :
Một số huyệt cấm châm: rốn, núm vú, thóp trẻ em, huyệt Phong phủ (ở
giữa xương chẩm và cổ 1), Á môn (cách khe đốt cổ I và cổ II đo ra nửa thốn).
Tai biến khi châm cứu
- Vựng châm (Sốc, say kim)
- Châm vào mạch máu
- Châm vào nội tạng
- Châm vào thần kinh
- Tai biến do gãy kim
- Bỏng, cháy
2.1.2. Xoa bóp bấm huyệt
Định nghĩa
Xoa bóp bấm huyệt là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên da,
cơ, gân khớp, huyệt của người bệnh. Khi được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ
định thì xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và chữa bệnh mang lại hiệu quả
tốt.
Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt
- Thúc đẩy khí huyết lưu thông, tăng cường quá trình dinh dưỡng và trao đổi
chất trong cơ thể.
- Xoa bóp bấm huyệt không chỉ tác dụng tại chỗ như da, cơ, gân, khớp mà còn
tác dụng đến toàn thân, điều hoà những rối loạn và chức năng tạng phủ.
Nguyên tắc
38