Page 41 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 41
• Dấu hiệu hạ đường huyết: hoa mắt, chóng mặt, run chân tay, vã
mồ hôi…
• Bệnh nhân có vừa lao động hay có những hoạt động gắng sức nào
không?
• Bệnh nhân có vừa đi mưa hay nắng không?
• Bệnh nhân đã đi tiểu tiện hay đại tiện trước khi châm cứu chưa?
• Phụ nữ: có đang bị kinh nguyệt hay có thai không?
- Tiền sử:
• Các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường; bệnh nặng,
bệnh tâm thần nếu có.
• Đã điều trị bằng phương pháp châm cứu bao giờ chưa? Có vấn đề
gì trong những lần châm cứu trước không?
• Tiền sử rối loạn cảm giác đau, nóng lạnh nếu có trong trường hợp
sử dụng phương pháp “cứu”.
+ Khám bệnh:
• Ý thức, tinh thần
• Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp
• Vị trí, tính chất tổn thương của người bệnh
+ Động viên người bệnh, giúp người bệnh thoải mái, tránh căng thẳng trước khi
châm cứu.
Trong và sau quá trình thực hiện thủ thuật, người điều dưỡng cần theo dõi
toàn trạng người bệnh, phát hiện các tai biến nếu có và hỗ trợ xử trí: vựng châm,
chảy máu sau khi châm, đau tăng tại vị trí châm, nhiễm trùng tại vị trí châm…
kịp thời báo cho bác sĩ.
2.2.5. Hỗ trợ xử trí tai biến thường gặp
* Vựng châm:
41