Page 61 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 61
3. Một số số đo tử vong thường dùng
Các số đo tử vong thường được ghi nhận từ giấy chứng tử, trong đó bao
gồm các thông tin về tuổi (ngày sinh, ngày mất), giới, dân tộc/ chủng tộc,
nguyên nhân tử vong… của người được báo tử. Nhìn từ khía cạnh dịch tễ học,
số liệu này cung cấp thông tin vô giá về xu hướng tử vong của quần thể. Đối với
các dịch vụ y tế, việc cung cấp thông tin chính xác về nguyên nhân tử vong được
coi là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Tuy vậy, số liệu thống kê tử vong có khả năng bị nhiều sai sót khác nhau.
Tính hữu dụng của số liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ đầy đủ
của hồ sơ và độ chính xác trong việc xác định nguyên nhân tử vong, đặc biệt ở
những nhóm người cao tuổi, nhóm ít được khám nghiệm tử thi để tìm hiểu rõ
nguyên nhân tử vong.
3.1. Tỷ lệ tử vong thô (Crude Death Rate - CDR).
Là số người chết vì mọi nguyên nhân trong một khoảng thời gian xác định
chia cho dân số trung bình của quần thể trong khoảng thời gian đó.
∑số trường hợp chết vì mọi nguyên nhân trong quần thể/thời gian xác định n
CDR = x10
Dân số trung bình của quần thểđó/khoảng thời gian đó
Để tính được dân số trung bình của một quần thể/ cộng đồng, có thể lấy
dân số của cộng đồng đó vào ngày chính giữa khoảng thời gian theo dõi/ xem
xét hoặc lấy dân số của ngày đầu tiên (ngày bắt đầu theo dõi) cộng với dân số
ngày cuối cùng của khoảng thời gian theo dõi/ xem xét rồi chia cho 2. Chẳng
hạn, để tính dân số trung bình của cộng đồng A năm 2019, ta có thể lấy số liệu
về dân số của của ngày đầu tiên của năm (ngày 1/1/2019) cộng với số dân vào
ngày cuối cùng của năm (ngày 31/12/2019) rồi chia cho 2 hoặc; lấy dân số của
cộng đồng A vào ngày chính giữa năm (ngày 30/6/2019).
57