Page 60 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 60

2.3. Mối liên quan giữa tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc.

                        Khi cộng đồng có thêm (những) trường hợp mới xuất hiện một bệnh nào đó

                  thì cũng đồng nghĩa rằng cộng đồng đó có thêm (những) trường hợp mới “gia

                  nhập” vào nhóm có bệnh đó. Do đó, số người mới mắc của một bệnh càng tăng
                  thì kéo theo số người hiện mắc bệnh/ số người có bệnh đó cũng càng tăng. Như

                  vậy, tỷ lệ mới mắc của một bệnh nào đó tăng thì sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ hiện

                  mắc của bệnh đó và ngược lại.

                        Bên cạnh đó, tỷ lệ hiện mắc còn chịu tác động từ bệnh kì (thời gian biểu

                  hiện bệnh). Chẳng hạn, một bệnh có thời gian biểu hiện bệnh ngắn do bệnh cấp
                  tính, điều trị nhanh khỏi hoặc người bệnh tử vong sớm thì tỷ lệ hiện mắc của

                  bệnh thường thấp. Ngược lại, với những bệnh mạn tính, đặc biệt những bệnh mà

                  hiện chưa có kĩ thuật để điều trị khỏi hoàn toàn và người bệnh phải chung sống

                  với tình trạng bệnh tật cho đến cuối đời như tiểu đường, gout, tăng huyết áp…

                  số người mắc bệnh ngày càng tăng do cộng dồn những trường hợp hiện mắc với
                  những trường hợp mới mắc nên. Theo đó, tỷ lệ hiện mắc của những bệnh này

                  thường tăng cao

                        Như  vậy,  có  thể  nói  tỷ  lệ  hiện  mắc  liên  quan  đến  cả  hiệu  quả  của  các

                  chương trình/ hoạt động dự phòng bệnh tật cũng như hiệu quả của các chương

                  trình chẩn đoán điều trị bệnh.

                        Dưới đây là công thức thể hiện mối liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc với tỷ lệ
                  mới mắc và bệnh kỳ.

                           Khi tỷ lệ hiện mắc < 10%:     P = I x D


                           Khi tỷ lệ hiện mắc ≥ 10%:     P =               
                                                                   +(        )

                           Trong đó:   P: tỷ lệ hiện mắc
                                         I: tỷ lệ mới mắc


                                         D: bệnh kỳ

                        Như vậy, để giảm tỷ lệ hiện mắc, chúng ta cần tìm cách giảm tỷ lệ mới mắc
                  bằng cách nâng cao chất lượng của các hoạt động/ chương trình phòng bệnh và/

                  hoặc chúng ta cần tìm cách kéo giảm bệnh kỳ thông qua việc đẩy mạnh các hoạt

                  động phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như không ngừng nâng cao chất

                  lượng điều trị bệnh.




                                                                                                          56
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65