Page 59 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 59
Từ số liệu biểu đồ 1 ta tính được:
Tỷ lệ tấn công lần 1của bệnh đau mắt đỏ trong nhóm sinh viên sống tại
180
kí túc xá trường X (tuần thứ nhất) là: AR1 = = 18(%)
1000
Tỷ lệ tấn công lần 2của bệnh đau mắt đỏ trong nhóm sinh viên sống tại
300
kí túc xá trường X (tuần thứ 2): AR2 = = 30(%)
1000
Tỷ lệ tấn công lần 3của bệnh đau mắt đỏ trong nhóm sinh viên sống tại
18
kí túc xá trường X (tuần thứ 3: AR3 = = 1,8(%)
1000
2.2.3.2. Tỷ lệ mới mắc tích lũy (Cumulative Incidence Rate - CI):
Bằng tổng số mới mắc trong quần thể trong khoảng thời gian nghiên cứu
chia cho số người không có bệnh ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu.
Số mới mắc/quần thể/thời gian nghiên cứu n
CI = x10
∑cá thể của quần thể tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu
Từ số liệu của ví dụ 3 (biểu đồ 2) tỷ lệ mới mắc đau mắt đỏ tích lũy
trong nhóm sinh viên ở kí túc xá trường X trong vòng 5 tuần theo dõi dịch là:
500
CI = 100% = 5%/5 tuần
1000
Tỷ lệ mới mắc tích lũy thường được biểu diễn dưới dạng số trường hợp
mới mắc trên 1.000 người.
2.2.3.3. Tỷ lệ mật độ mới mắc (Incidence Density):
∑trường hợp mới mắc/quần thể/khoảng thời gian nhất định n
ID = x10
∑đơn vị độ dài thời gian có nguy cơ theo dõi được đối với từng cá thể trong quần thể
* Ý nghĩa của các tỷ lệ mới mắc:
Đánh giá nguy cơ phát triển bệnh theo thời gian.
Dùng để ước tính thời gian ủ bệnh của một bệnh.
Giúp đánh giá vai trò của phơi nhiễm đối với bệnh.
Là chỉ số quan trọng phản ánh nhu cầu phòng bệnh.
Dùng để đánh giá hiệu lực của các biện pháp phòng bệnh.
55