Page 76 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 76
+ Đặt người bệnh nằm đầu thấp, nâng cao chân, nằm nơi thoáng. Chú ý
không để người bệnh nằm một mình và phải luôn trấn an người bệnh.
+ Giảm đau:
- Dùng thuốc giảm đau theo y lệnh, nếu nghi ngờ chấn thương sọ não không
được dùng loại giảm đau gây ngủ.
- Có thể chườm lạnh tại chỗ vết thương.
- Nếu có gãy xương hàm thì cố định tạm thời.
+ Cầm máu:
- Biện pháp tạm thời:
Ấn vào vùng chảy máu bằng gạc hoặc bằng tay.
Ấn vào động mạch cảnh ngoài: Gan bàn tay ở gáy, bốn ngón tay còn lại ấn
vào bờ trước cơ ức đòn chũm.
- Nếu phát hiện được điểm chảy máu thì kẹp, đốt điện hoặc khâu cầm máu.
+ Tiêm, truyền các thuốc hồi sức cấp cứu, chống shock, bù nước và điện giải
hoặc truyền máu theo y lệnh.
+ Sưởi ấm cho người bệnh: Ủ ấm, đặt nơi ấm tránh gió lạnh. Cho người
bệnh uống nước đường gừng ấm.
+ Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, tri giác, da, niêm mạc 15 – 30 phút một
lần và báo cáo diễn biến kịp thời cho bác sỹ để xử lý.
+ Tránh di động người bệnh nhiều, trường hợp phải chuyển tuyến trên thì
phải chuyển nhanh, nhẹ nhàng, vừa chuyển vừa hồi sức.
4.8.4.3. Giảm sưng nề:
- Thực hiện thuốc chống phù nề theo y lệnh.
- Trợ giúp bác sỹ cố định đường gãy.
- Chườm lạnh và băng ép vết thương.
4.8.4.4. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:
Tầm quan trọng của ăn uống đối với quá trình phục hồi bệnh. Động viên
người bệnh cố gắng ăn, uống.
- Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và hợp vệ sinh.
- Nếu người bệnh đang cố định hai hàm thì cần hướng dẫn người nhà cách
cho ăn. Ăn ở tư thế ngồi là tốt nhất. Nếu có đau thì nên dùng thuốc giảm đau
trước khi ăn khoảng 30 phút.
- Thực hiện thuốc nâng cao thể trạng theo y lệnh.
- Nếu không tự ăn được phải cho ăn qua Shonde hoặc tuyền dịch theo y lệnh.
4.8.4.5. Chế độ vệ sinh răng miệng:
- Hướng dẫn người bệnh biết cách vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn bằng
bàn chải hoặc gạc.
- Dùng các dung dịch xúc miệng có tính sát khuẩn: Nước muối pha loãng,
Givalex, Listerin…
76