Page 77 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 77
- Quản lý vật tư y tế tiêu hao: Cần chú trọng “vật tư đắt tiền và xâm lấn”
2. Nguyên tắc quản lý tài sản – vật tư tiêu hao
2.1. Đối với điều dưỡng viên
- Có trách nhiệm quản lý và sử dụng vật tư y tế tiêu hao đúng mục đích, tránh
gây lãng phí.
- Kiểm tra vật tư y tế tiêu hao trước khi sử dụng vào chăm sóc người bệnh.
- Ghi chép và kê khai đúng số lượng và chủng loại vật tư y tế tiêu hao sử dụng
trong chăm sóc người bệnh.
2.2. Đối với điều dưỡng trưởng
- Là nguời chịu trách nhiệm trước lãnh ban lãnh đạo về việc quản lý tài sản, vật
tư tiêu hao.
- Chịu trách nhiệm dự trù, lĩnh, bảo quản, cấp phát đầy đủ ch-o người sử dụng.
- Nắm vững số lượng tài sản, vật tư có trong kho theo sổ sách hoặc theo thẻ kho.
- Thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với bác sĩ trưởng khoa về nhu
cầu cung cấp và hiệu quả trong việc sử dụng tài sản vật tư, kế hoạch sửa chữa –
bảo dưỡng những máy móc trang thiết bị trong khoa.
2.3. Đối với điều dưỡng hành chính
- Trực tiếp giữ kho tài sản – vật tư khi được phân công.
- Nhập, xuất hàng theo yêu cầu cần sử dụng và phải có ý kiến của Điều dưỡng
trưởng, đối với tài sản đắt tiền phải có ý kiến của bác sĩ trưởng khoa.
- Thường xuyên báo cáo tình trạng tài sản, vật tư trong kho để điều dưỡng
trưởng nắm được.
3. Quản lý tài sản
3.1. Nhận định và nhu cầu
Điều dưỡng trưởng khoa cùng với bác sĩ trưởng khoa căn cứ vào quy mô
phát triển của khoa và số lượng người bệnh điều trị trong năm ứng với nhu cầu
sử dụng thiết bị y tế để có đề xuất làm dự trù mua sắm cho năm sau. Nội dung
cần nêu bật lên được nhu cầu sử dụng cho người bệnh và tính cấp thiết cần phải
76