Page 25 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 25
chữa bệnh;
b) Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân;
c) Vệ sinh an toàn thực phẩm;
d) Giám sát nhiễm khuẩn;
đ) Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh;
b) Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá
nhân cho người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người
khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm
khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và người
nhà của người bệnh;
d) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo quy định của
pháp luật.
3. Người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người
khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ quy định của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh về kiểm soát nhiễm khuẩn.
5.7 Xử lý chất thải y tế
1. Chất thải y tế bao gồm chất thải rắn, lỏng, khí, hóa chất, phóng xạ được thải
ra trong quá trình khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh và sinh hoạt
của người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm phân loại, thu gom và xử lý
chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5.8 Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận
1. Tiếp nhận và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.
2. Kiểm kê, lập biên bản và lưu giữ tài sản của người bệnh.
3. Thông báo ngay cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để cơ quan này thông báo tìm người nhà của
người bệnh trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, người bệnh đã được điều trị ổn định mà vẫn
25