Page 24 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 24
dùng thuốc.
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát
thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên
thuốc và chất lượng thuốc;
b) Đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi
nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc;
c) Đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng,
cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;
d) Ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi và ghi
diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến
và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Sau khi người bệnh dùng thuốc, người hành nghề trực tiếp điều trị có trách
nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời tai biến do dùng thuốc.
Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành
nghề và thông báo cho người hành nghề về các dấu hiệu bất thường sau khi dùng
thuốc.
5.5 Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa
1. Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý
của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này.
2. Người bệnh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này,
trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh
đồng ý bằng văn bản.
3. Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của
người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa
trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.
5.6 Kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
bao gồm:
a) Khử trùng thiết bị y tế, môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh,
24