Page 20 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 20
của Luật này.
- Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối
xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
- Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã
niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
4.2.2 Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
- Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
- Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
- Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ
chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
- Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã
cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.
- Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người
bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật này.
- Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý
chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.
4.2.3 Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
1. Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
4.2.4 Nghĩa vụ đối với xã hội
- Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng
- Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của
người hành nghề khác.
- Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định
tại khoản 2 Điều 4 của Luật này.
- Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi
có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
4.2.5 Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp
Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Những quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
20