Page 21 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 21
5.1 Điều trị ngoại trú
- Điều trị ngoại trú được thực hiện trong trường hợp sau đây:
+ Người bệnh không cần điều trị nội trú;
+ Người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều
trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Sau khi quyết định người bệnh phải điều trị ngoại trú, người hành nghề có trách
nhiệm sau đây:
+ Lập hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
+ Ghi sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú trong đó ghi rõ thông tin cá nhân của
người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc và thời gian khám lại.
5.2 Điều trị nội trú
1. Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc vào, chuyển hoặc
ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyển khoa phải bảo đảm kịp thời và không
gây phiền hà cho người bệnh.
2. Điều trị nội trú được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
b) Có giấy chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh khác.
3. Thủ tục điều trị nội trú được quy định như sau:
a) Nhận người bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp người bệnh mắc nhiều bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có trách nhiệm xem xét, quyết định khoa sẽ tiến hành điều trị;
b) Hướng dẫn người bệnh đến khoa nơi người bệnh sẽ điều trị nội trú.
4. Việc chuyển khoa được thực hiện trong trường hợp phát hiện người mắc
bệnh mà bệnh đó không thuộc phạm vi chuyên môn của khoa đang tiến hành điều
trị hoặc bệnh liên quan chủ yếu đến chuyên khoa khác.
5. Các trường hợp sau đây phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Bệnh vượt quá khả năng điều trị và điều kiện vật chất của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
b) Bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định
21