Page 22 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 22
của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Theo yêu cầu của người bệnh.
6. Thủ tục chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định
như sau:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của người
bệnh;
b) Nếu chuyển khoa thì chuyển toàn bộ hồ sơ bệnh án của người bệnh đến
khoa mới; nếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì gửi giấy chuyển cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh, kèm tóm tắt hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới.
7. Khi tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định hoặc người bệnh có yêu cầu
được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người
đại diện của người bệnh, sau khi đã có sự tư vấn của người hành nghề thì cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của người
bệnh;
b) Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
c) Chỉ định chế độ điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
d) Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 16 của
Luật này;
đ) Làm giấy cho người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5.3 Hồ sơ bệnh án
1. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một
hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;
b) Hồ sơ bệnh án phải được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi
rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;
c) Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và
quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí
22