Page 15 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 15
c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ
sinh viên.
d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ
thuật viên.
- Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn
bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội
dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
3.1.9 Chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho người có đủ điều kiện quy định tại
mục 3.2 hoặc mục 3.3.
2. Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả
nước.
3. Nội dung của chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn;
b) Hình thức hành nghề;
c) Phạm vi hoạt động chuyên môn.
4. Trường hợp chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bị hư hỏng, người hành
nghề được cấp lại chứng chỉ hành nghề.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu chứng chỉ hành nghề.
6. Chính phủ quy định lộ trình cấp chứng chỉ hành nghề để bảo đảm đến
ngày 01 tháng 01 năm 2016, tất cả đối tượng đang tham gia khám bệnh, chữa
bệnh ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước vào thời điểm Luật này có
hiệu lực phải có chứng chỉ hành nghề.
3.2 Những quy định về hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành
nghề
3.2.1 Hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
c) Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
15