Page 46 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 46
- Tùy lực ho và sự thành thạo kỹ thuật của mỗi người, có khi phải lặp lại
vài lần mới đẩy được đờm ra ngoài
- Với trường hợp người bệnh yếu mệt, không đủ lực để ho, có thể thay thế
bằng kỹ thuật thở ra mạnh: người bệnh hít vào chậm và sâu, nín thở trong
vài giây sau đó thở ra mạnh và kéo dài. Cuối cùng hít vào nhẹ nhàng, hít
thở đều vài lần trước khi lặp lại.
Để hỗ trợ việc tống đờm có hiệu quả người bệnh cần:
- Uống đủ nước hàng ngày, trung bình 1-1,5 lít nước, nhất là bệnh nhân có
thở oxy, thời tiết nóng bức
- Chỉ nên dùng các loại thuốc long đờm, loãng đờm, không nên dùng các
thuốc có tác dụng ức chế ho
2.2.3.2. Các biện pháp hỗ trợ cho ho có kiểm soát
Để làm sạch khí phế quản tối đa, một vài kỹ thuật sau được sử dụng nhằm
kích thích ho mạnh hơn, làm cho bệnh nhân ho thoải mái hơn hoặc làm tống thải
các chất dịch nhiều hơn.
+ Trợ giúp ho bằng tay
Nếu các cơ bụng của bệnh nhân bị yếu (ví dụ bệnh nhân bị chấn thương tuỷ
sống vùng cổ hoặc ngực giữa) thì dùng tay ấn lên vùng bụng sẽ có tác dụng tạo ra
áp suất bên trong ổ bụng lớn hơn nhằm kích thích ho hữu hiệu. Việc này có thể
do người điều trị hoặc bệnh nhân tự thực hiện.
* Hướng dẫn thực hiện:
Bệnh nhân nằm ngửa, điều dưỡng viên đặt 1 tay lên vùng thượng vị của
bệnh nhân. Sau đó điều dưỡng viên chồng tay kia lên tay này, các ngón tay có thể
đan vào nhau hoặc không cần. Sau khi bệnh nhân hít vào càng sâu càng tốt, điều
dưỡng viên dùng tay trợ giúp bệnh nhân ho bằng cách ấn lên bụng 1 lực theo chiều
vào trong và lên phía trên. Cơ hoành được đẩy lên trên nên làm cho ho mạnh hơn
và có hiệu quả hơn.
44