Page 49 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 49
- Nên phối hợp dẫn lưu tư thế với kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực và tập thở (nếu như
không có chống chỉ định các phương pháp đó trên bệnh nhân).
- Sau điều trị, để bệnh nhân trở lại tư thế cũ hoặc ngồi dậy từ từ, thở sâu và ho.
- Chú ý: các chất dịch không tống ra ngay trong và sau khi dẫn lưu mà thường
phải sau 30 phút đến 1 giờ, nên nhắc bệnh nhân ho và khạc ra.
Không để bệnh nhân một mình không theo dõi ở tư thế đầu dốc xuống. Đối
với những bệnh nhân bị hôn mê, xuất huyết não, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân
có bệnh lý tim mạch, bệnh nhân có tổn thương vùng cột sống cổ, các bệnh nhân
có tình trạng toàn thân nặng như suy kiệt, phải được theo dõi cẩn thận khi tiến
hành dẫn lưu tư thế.
- Các nhận xét tư thế dẫn lưu, hiệu quả dẫn lưu, tình trạng bệnh nhân trước, trong
và sau khi dẫn lưu phải được ghi chép lại và trao đổi với bác sĩ điều trị.
Các tư thế dẫn lưu
Các tư thế dẫn lưu dựa trên giải phẫu của phổi và cây khí phế quản. Bệnh
nhân có thể được đặt tư thế trên các bàn dẫn lưu, có thể nâng 1 đầu lên trên các
bàn nghiêng xoay hoặc giường bệnh. Trẻ có thể đặt tư thế trên tay người điều trị.
Một số tư thế dẫn lưu
2.2.4.4. Một số kỹ thuật được sử dụng trong quá trình dẫn lưu tư thế
Cùng với việc sử dụng tư thế, thở sâu và ho có kiểm soát để tạo thuận cho
việc làm sạch khí quản, các kỹ thuật bằng tay khác cũng được sử dụng phối hợp
cùng với dẫn lưu tư thế nhằm đạt kết quả tối đa cho việc vận chuyển các chất dịch.
47