Page 41 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 41
- Khi thở hoành thường xuyên sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp
và tiết kiệm năng lượng
* Các bước tiến hành:
- Cho bệnh nhân nằm ngửa, thả lỏng cổ vai, toàn thân thư giãn, tinh thần thoải
mái. Quan sát kiểu thở của bệnh nhân.
- Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực. Yêu cầu bệnh nhân hít
vào chậm, đều qua mũi, sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên.
Lồng ngực không di chuyển. Hóp bụng lại dần theo nhịp thở ra, thở ra chậm qua
miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm
giác bụng lõm xuống. Tập thở sâu, từ từ, tăng dần mỗi ngày và không quá sức.
- Những ngày đầu tiên trong quá trình tập luyện chỉ nên thực hiện từ 5-10 chu
kỳ/lượt, sau đó thư giãn thở đều tự nhiên 2-3 phút trước khi lặp lại lượt tiếp theo.
- Nếu bệnh nhân có khó khăn khi hít vào bằng cơ hoành, cho bệnh nhân hít vào
vài lần qua mũi bằng động tác hít mạnh. Cách này thường tạo kích thích cho cơ
hoành.
- Sau khi bệnh nhân đã hiểu và thực hiện thành thạo kỹ thuật, có thể cho người
bệnh tập thở hoành ở các tư thế ngồi hoặc đứng và ngay cả khi hoạt động (đi bộ,
lên cầu thang).
2.2.1.2. Tập luyện hô hấp có kháng cản
39