Page 12 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 12
- Giáo dục, hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân họ cách chăm sóc và tự chăm
sóc bản thân.
3.3. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên
- Tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn và không khí thoải mái, dễ chịu nhằm cải
thiện sức khỏe cho người bệnh.
- Chỉ dẫn các tư thế đúng, các bài tập trị liệu đơn giản đề phòng biến chứng và các
thương tật thứ cấp do bất động lâu ngày đối với hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ vận
động (yếu cơ, cứng khớp), hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu-sinh dục, loét do đè ép, nhiễm
trùng…
- Hướng dẫn sử dụng gậy, nạng…các dụng cụ trợ giúp, hỗ trợ người bệnh tận
dụng, duy trì và phát huy khả năng còn lại một cách tối đa.
- Thực hiện chỉ định của bác sỹ, phối hợp điều trị với các cán bộ y tế khác.
- Giúp đỡ, động viên người bệnh về mặt tinh thần và tâm lý để xua tan nỗi sợ hãi,
lo âu, thất vọng do thương tật để lại, dũng cảm đối mặt với thương tật hiện có,
giúp họ lấy lại thăng bằng, lòng tự trọng, tính độc lập và niềm tin vào cuộc sống.
- Giải thích cho người nhà và cộng đồng hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của
người khuyết tật.
3.4. Những yêu cầu cần có của ngươì điều dưỡng
Để giúp bệnh nhân đạt được mục tiêu của điều trị và phục hồi, người điều
dưỡng cần:
- Có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, nhạy cảm đối với những
nhu cầu, tình cảm và tình trạng của người bệnh cũng như cá tính của họ.
- Có tinh thần sáng tạo, hoạt bát, cứng rắn và tự tin.
- Kiểm tra thái độ của người bệnh đối với sự giảm khả năng của họ. Nếu phát hiện
thấy ở họ xuất hiện thái độ không tích cực thì cần phải hỗ trợ, giúp họ lấy lại lòng
tin, lòng tự trọng để đối đầu với thực tế và tích cực tham gia vào chương trình tập
luyện phục hồi.
10