Page 8 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 8
- Làm cho người khuyết tật thích ứng tối đa với hoàn cảnh của họ, làm cho xã hội
ý thức được trách nhiệm của mình để người khuyết tật có cuộc sống độc lập ở gia
đình và cộng đồng.
2.3. Nguyên tắc của phục hồi chức năng
- Đánh giá cao vai trò của người khuyết tật, gia đình họ và cộng đồng trong chương
trình phục hồi chức năng.
- Đánh giá đúng tình trạng khuyết tật và sức khỏe của người bệnh để có chỉ định
tập luyện phục hồi đúng lúc, đúng mức, phù hợp với từng người bệnh để có kết
quả phục hồi tốt nhất.
- Phục hồi sớm, song song với quá trình điều trị để giúp người bệnh chóng phục
hồi sức khỏe, tránh được các thương tật thứ cấp và rút ngắn thời gian điều trị cũng
như phục hồi ở giai đoạn sau.
- Phải luôn luôn khiến người bệnh hoạt động vì hoạt động đem lại sức khỏe, trái
lại, bất động làm cơ thể suy yếu.
Điều quan trọng nhất là không bao giờ giúp đỡ người bệnh khi người đó có
thể tự giúp lấy mình, vì khi chúng ta làm thay mọi công việc cho người bệnh thì
người bệnh sẽ mất tự tin, tính độc lập và luôn ỷ vào người khác. Như vậy người
bệnh không tích cực hoạt động và sẽ làm chậm quá trình phục hồi.
2.4. Các hình thức phục hồi chức năng
Để phục hồi chức năng cho người tàn tật, có 3 hình thức sau:
2.4.1. Phục hồi chức năng tại viện, tại trung tâm
Là hình thức người tàn tật đến các trung tâm có cán bộ chuyên khoa và trang
thiết bị phục hồi chức năng đầy đủ.
+ Ưu điểm:
- Có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị
- Có nhiều cán bộ chuyên khoa sâu
- Phục hồi chức năng được những trường hợp khó, nặng
6