Page 14 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 14
Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG PHCN
Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được tác dụng sinh lý, chỉ định, chống chỉ định của một
số phương thức vật lý trị liệu thường dùng.
2. Trình bày được định nghĩa, mục đích, các loại bài tập vận động
thường áp dụng trong PHCN.
1. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là sử dụng các tác nhân vật lý (có sẵn trong tự nhiên hoặc
nhân tạo) để điều trị. Vật lý trị liệu bao gồm:
- Nhiệt trị liệu (nóng và lạnh).
- Ánh sáng trị liệu (hồng ngoại, tử ngoại, laser).
- Điện trị liệu (các dòng điện thấp tần, trung tần, cao tần).
- Vận động, kéo giãn, kéo nắn, xoa bóp.
- Thủy trị liệu.
1.1. Nhiệt trị liệu
1.1.1. Nhiệt nóng
* Tác dụng sinh lý:
Tác dụng sinh lý đối với mô của cơ thể phụ thuộc vào cường độ nóng được áp
0
dụng (khoảng 40-45 C), thời gian áp dụng (thường từ 15-30 phút), phạm vi cơ thể
được sưởi nóng, tốc độ được sưởi nóng. Nhiệt nóng có tác dụng:
- Giãn mạch tại chỗ hoặc toàn thân (thông qua tác dụng tại chỗ và phản xạ), tăng
lưu thông máu.
- Giảm đau, giảm phù nề, giảm viêm.
- Tăng tính kéo giãn của các mô liên kết.
12