Page 11 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 11
- Cán bộ xã hội: nghiên cứu các khía cạnh của xã hội có liên quan đến người tàn
tật và khắc phục có hiệu quả.
- Giáo dục đặc biệt: người khuyết tật (chủ yếu là trẻ khuyết tật) được học ở các
trường/ lớp với sự giáo dục đặc biệt của những giáo viên chuyên nghiệp: trường/
lớp cho người mù với chữ nổi, cho người điếc câm với thủ ngữ...
- Dạy nghề và hướng nghiệp: Dạy lại cho người bệnh các kỹ năng thực hiện nghề
cũ hoặc học một nghề mới thích ứng với tình trạng thương tật, sức khỏe và khả
năng của họ.
- Cải thiện môi trường như đường đi, nhà ở, phương tiện đi lại để người tàn tật có
thể đến những nơi mà họ cần đến, làm các việc có ích cho cuộc sống của họ mà
họ muốn.
3. Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng
3.1. Khái niệm về điều dưỡng phục hồi chức năng
Điều dưỡng phục hồi chức năng là người trợ giúp người bệnh trong việc
hoàn tất các hoạt động, phục hồi sức khỏe. Công việc điều dưỡng được thực hiện
theo chiều hướng giúp cho người bệnh tự làm lấy mọi công việc trong khả năng
về thể chất và tinh thần cho phép-có nghĩa là giúp người bệnh ấy có khả năng sinh
hoạt độc lập tối đa càng nhiều càng tốt.
Chỉ trừ những dạng đặc biệt khó khăn đòi hỏi phải có những kiến thức và
kỹ thuật đặc biệt về chuyên ngành phục hồi, người điều dưỡng có thể làm và dạy
cho người bệnh thực hiện những điều liên quan mật thiết tới công tác phục hồi.
3.2. Vai trò của người điều dưỡng trong PHCN
Người điều dưỡng PHCN đảm nhận các vai trò:
- Là người sẽ ở bên cạnh giúp đỡ, động viên và chăm sóc người bệnh trong quá
trình điều trị phục hồi
- Qua chăm sóc người bệnh, phát hiện các nhu cầu cần phục hồi chức năng, các
thương tật thứ cấp cần điều trị phục hồi chức năng
9