Page 7 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 7
2.1. Định nghĩa
Phục hồi chức năng là các biện pháp y học, xã hội, giáo dục, hướng nghiệp
và kỹ thuật phục hồi nhằm hạn chế tối đa việc giảm chức năng và tàn tật, đảm bảo
cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia đầy đủ
các hoạt động của xã hội.
Phục hồi chức năng không chỉ giúp người tàn tật thích nghi với môi trường
sống mà còn tác động vào môi trường và xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá
trình hội nhập của người tàn tật.
Phục hồi chức năng là một ngành được xây dựng trên cơ sở y học hiện đại.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, ngành Phục hồi chức năng
đã chứng minh vai trò của mình trong y học là không chỉ góp phần cộng thêm năm
tháng để kéo dài đời người mà còn đóng góp tích cực vào việc cộng thêm cuộc
sống sinh động cho năm tháng. Rất nhiều người khuyết tật đã được phục hồi và
tái hội nhập trở lại cuộc sống.
2.2. Mục đích của phục hồi chức năng
- Hoàn trả lại một cách tối đa các chức năng đã bị giảm hoặc mất cho người bệnh,
tăng cường khả năng còn lại của họ để giảm hậu quả của tàn tật.
- Tác động làm thay đổi tích cực suy nghĩ, thái độ của xã hội, tạo nên sự chấp
nhận của xã hội đối với người tàn tật, coi họ như một thành viên bình đẳng trong
cộng đồng.
- Tác động làm cải thiện các điều kiện nhà ở, nơi làm việc, nơi công cộng, cầu
cống, đường xá, trường học.. . để người tàn tật có thể tham gia lao động sản xuất,
học hành và đến được những nơi mà họ cần đến để tham gia các sinh hoạt xã hội.
- Tạo thuận lợi cho việc học hành, vui chơi và công việc làm ăn cho người khuyết
tật, lôi kéo bản thân người khuyết tật, gia đình và cộng đồng tham gia vào quá
trình phục hồi.
5